Đại Kỷ Nguyên

Ấn Độ phát hiện hành tinh thú vị: 1 năm ở đó chỉ có 19,5 ngày

Các nhà khoa học Ấn Độ đã phát hiện ra một hành tinh ngoại tinh phụ của Sao Thổ quay quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời với thời gian chỉ 19,5 ngày cho một vòng quay.

Theo tạp chí The Astronomical Journal, hành tinh này được đặt tên là EPIC 211945201b hoặc K2-236b và lớn gấp 27 lần Trái đất. Các nhà khoa học Ấn Độ đã xác nhận đó là một hành tinh, chứ không chỉ đơn giản là sao chổi hay một vật thể thiên văn khác.

Việc phát hiện ra sự tồn tại của một ngoại hành tinh không phải điều gì quá đặc biệt, chúng ta đã xác nhận sự tồn tại của 3.786 vật thể và phần lớn trong số chúng được phát hiện dưới sự hỗ trợ của kính viễn vọng không gian Kepler của NASA.

So sánh kích thước Trái Đất và K2-236b (Ảnh: Sciencealert)

Nhóm nghiên cứu được dẫn dắt bởi Abhijit Chakraborty từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Vật lý (PRL), Ahmedabad đã dành một năm rưỡi tại Đài quan sát Gurushikhar của PRL ở Mount Abu, Ấn Độ, nghiên cứu những thay đổi về ánh sáng đến từ ngôi sao chủ của Planet, EPIC 211945201 và thực hiện một xác nhận độc lập về khối lượng của nó.

Nó hiện quay quanh một ngôi sao giống như Mặt trời cách chúng ta 600 năm ánh sáng, vì ở khá gần sao chủ, một năm chỉ kéo dài khoảng 19,5 ngày, trong khi nhiệt độ bề mặt đạt tới 600 độ C và không có khả năng tồn tại sự sống.

Vệ tinh nghiên cứu không gian của Ấn Độ đã tiếp cận sao Hỏa thành công năm 2014 (Ảnh: BBC)

Đây được xem là một khám phá quan trọng, có thể giúp các nhà khoa học hiểu cách các hành tinh như thế này hình thành gần với ngôi sao chủ của chúng như thế nào.

Nó cũng cho thấy Ấn Độ hiện nay đã có trong tay công nghệ và chuyên môn để xác nhận ngoại hành tinh. Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã có những bước tiến lớn trong những năm gần đây, thiết lập những kỷ lục mới cho việc phóng vệ tinh và đưa tàu thăm dò vào quỹ đạo quanh sao Hỏa, họ chắc chắn sẽ còn tiến xa trong thời gian tới.

Hoài Anh

Exit mobile version