Đại Kỷ Nguyên

6 thí nghiệm kinh ngạc chứng minh ‘ý thức quyết định vật chất’, chứ không phải ngược lại

6 thí nghiệm kinh ngạc chứng minh 'ý thức quyết định vật chất', chứ không phải ngược lại

Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học mới chứng minh ý thức con người (suy nghĩ, dự định, lời cầu nguyện…) có tác động rất thực tại đối với thế giới vật chất xung quanh.

Thiên tài Nikola Tesla, một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại, từng nói:

“Ngày mà khoa học bắt đầu nghiên cứu các hiện tượng phi vật chất, thì thành tựu đạt được trong một thập kỷ tiếp theo sẽ lớn hơn nhiều so với cả thế kỷ trước đó cộng lại. Để hiểu được bản chất thật sự của vũ trụ, người ta phải suy nghĩ dựa trên những yếu tố như năng lượng, tần số và sự rung động”.

Thời Newton, người ta tin rằng vật chất là nền tảng cấu thành nên vũ trụ, nói cách khác, vũ trụ được cấu thành hoàn toàn từ vật chất. Đây là nguyên lý căn bản của vật lý học cổ điển. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi từ khi giới khoa học phát hiện ra mọi thứ trong vũ trụ thực chất được tạo ra bởi năng lượng.

Theo các nhà vật lý lượng tử, các nguyên tử vật chất được tạo ra bởi đám xoáy năng lượng quay và rung động vĩnh viễn. Vật chất ở mức bé nhất có thể quan sát được là năng lượng, và ý thức con người có thể kết nối với chúng, từ đó tác động đến hành vi, thậm chí cấu trúc lại chúng.

Nhiều nhà vật lý nổi tiếng, bao gồm Albert Einstein, Max Planck và Werner Heisenberg đã nhận ra rằng vũ trụ không phải được tạo thành từ các bộ phận vật lý, mà từ “rối lượng tử” (entanglement) của các sóng năng lượng phi vật chất.

Dưới đây là 6 thí nghiệm chứng minh điều này, trong đó có một cái bạn có thể tự làm và trải nghiệm tại nhà.

1. Thí nghiệm dịch chuyển đồ vật từ xa bằng ý nghĩ

Ảnh minh họa: Flickr

Năm 2004, theo một tài liệu được giải mật có tiêu đề “Teleportation Physics Study (Nghiên cứu vật lý về khả năng dịch chuyển tức thời) của TS Eric Davids, các nhà khoa học Mỹ đang nghiêm túc xem xét các chủ đề liên quan đến khả năng dịch chuyển đồ vật từ xa bằng ý nghĩ và các hiện tượng siêu thường có liên quan.

Lấy ví dụ, kỹ sư hàng không Jack Houck cùng đại tá J.B. Alexander đã mở lớp huấn luyện khả năng di chuyển đồ vật từ xa bằng ý nghĩ, thực hành trên các dụng cụ kim loại như thìa, dĩa, dao. Qua huấn luyện, các học viên đã có thể uốn cong hoặc bóp méo các mẫu vật kim loại mà không viện đến bất kỳ tác động vật lý nào.

Thí nghiệm được triển khai tại Lầu Năm Góc, tại trụ sở của Bộ tư lệnh An ninh và Tình báo Lục quân Hoa Kỳ trên toàn thế giới, và tại nhà riêng của các sĩ quan quân sự cấp cao cùng các nhà khoa học. Rất nhiều quan chức cấp cao và cố vấn khoa học cho chính phủ đã tham dự. Họ tỏ ra “vô cùng kinh ngạc” trước sự biến dạng của các dụng cụ kim loại.

Một thí nghiệm như vậy phải kể đến là với một nhà ngoại cảm nổi tiếng tên là Uri Geller. Ông có thể bẻ cong một chiếc thìa kim loại dù không hề tác động nhiều lực. Ông cho biết ông làm được điều này nhờ thay đổi cấu trúc phân tử tại phần thìa tác động lực, biến đổi phần thìa kim loại đó thành nhựa. Bởi lẽ khi cấu trúc phân tử thay đổi thì bản thân vật chất đó cũng thay đổi theo. Ví dụ, H2O là phân tử nước, nhưng nếu thêm một nguyên tử O thì chúng ta sẽ có phân tử H2O2, tức nước ôxy già, là một loại nước tẩy trắng quần áo. Trong trường hợp này, qua biến đổi chiếc thìa nhựa không chỉ có thể được dễ dàng uốn cong mà thậm chí còn có thể bị dễ dàng bẻ gãy.

Video ghi hình khả năng siêu thường của nhà ngoại cảm Uri Geller:

2. Ý niệm có thể làm thay đổi cấu trúc vật lý của phân tử nước

Cũng giống như đại dương trên Trái Đất, nước chiếm khoảng 70% dung tích cơ thể người. Nhìn nhận theo khía cạnh như vậy, bất kỳ sự thay đổi nào đến thành phần nước trong cơ thể cũng sẽ có tác động không nhỏ đến sức khỏe của toàn bộ cá nhân. Nhận thức được điều này, trong vòng 40 năm trở lại đây, giới y học đã tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của suy nghĩ của cá nhân lên các đặc điểm của nước trong cơ thể.

Viện nghiên cứu khoa học Noetic của Mỹ đã có các thí nghiệm chứng minh rằng ý thức con người có thể ảnh hưởng đến nước, thể hiện qua các tinh thể nước hình dạng khác nhau khi đóng băng. Kết quả đồng nhất của thí nghiệm đều chỉ ra rằng: các suy nghĩ tích cực có xu hướng tạo ra tinh thể nước có tính thẩm mỹ cao, đối xứng và hoàn chỉnh; còn các ý nghĩ tiêu cực có xu hướng tạo thành các tinh thể méo mó, tan vỡ và trông rất xấu.

Viện nghiên cứu khoa học Noetic của Mỹ đã tiến hành một thí nghiệm rất thú vị.

Một nhóm khoảng 2.000 người ở Tokyo (Nhật Bản) đã được yêu cầu tập trung các suy nghĩ tích cực vào các mẫu nước đặt bên trong một căn phòng ở California (Mỹ). Quãng đường này dài gần 11.000 km.

Kết quả cho thấy: suy nghĩ tích cực biến đổi các tinh thể nước, khiến chúng có tính thẩm mỹ cao hơn so với các tinh thể nước thông thường.

Một thí nghiệm tương tự đã được tiến hành tại Nhật Bản, bởi TS Masaru Emoto, tác giả cuốn “Thông điệp của nước“. Thí nghiệm của ông cho thấy tinh thể nước không chỉ chịu ảnh hưởng của ý nghĩ con người, mà còn biết “nghe nhạc”, rồi thay đổi hình dạng theo hướng tích cực/ tiêu cực tương ứng.

Hình dáng tinh thể nước thay đổi hình dạng khi nghe 2 bản nhạc cổ điển trong thí nghiệm của TS Masaru Emoto. ảnh: masaru-emoto.net

Không chỉ vậy, loại nước với cấu trúc tinh thể đẹp cũng khiến người uống nó “lên tinh thần”. Trong một nghiên cứu được tiến hành tại Đài Loan, các tình nguyện viên được cho dùng trà ô long sau khi đã được các vị sư tụng niệm chúc phúc. Kết quả cho thấy những người uống tách trà được tụng niệm ghi nhận sự thay đổi tâm trạng theo hướng tích cực nhiều hơn những người uống tách trà thường.

(Ảnh: Thinkstock)

3. Các thí nghiệm về “thiên lý nhãn” do NSA/CIA kết hợp với Đại học Stanford

Thiên lý nhãn là khả năng nhìn thấy cảnh tượng ở cách xa hàng trăm ngàn cây số, thậm chí xa hơn. Công năng này đã được biểu diễn và ghi nhận một vài lần.

Năm 1995, Cục tình báo trung ương Mỹ CIA đã chấp thuận công bố một số tài liệu về một chương trình bí mật kéo dài 25 năm.

Ingo Swann, một nhà ngoại cảm tham gia thí nghiệm tuyên bố có thể nhìn thấy các vành đai đặc trưng của sao Mộc và miêu tả nó trước khi tàu không gian Pioneer 10 của NASA chụp được bức ảnh đầu tiên và xác nhận rằng vành đai này thật sự tồn tại. Ở cấp độ nhỏ hơn, một số cá nhân đã có thể nhìn thấy các vật thể và người ở bên trong những căn phòng riêng biệt, có vách tường ngăn bên ngoài.

Ingo Swann trong một thí nghiệm về dao thị (ảnh: rviewer)

Các dự án này đã kéo dài trong nhiều thập kỷ. Bộ quốc phòng Mỹ xếp các thông tin liên quan đến dự án này ở mức độ tuyệt mật. Chương trình này thuộc dự án “STARGATE” nhưng đã bị dừng giữa chừng.

4. Thí nghiệm khe đôi lượng tử và hiệu ứng lượng tử Zeno

Thí nghiệm khe đôi lượng tử là một ví dụ tuyệt vời chứng minh mối quan hệ giữa ý thức và vật chất.

Hãy xem xét thí nghiệm khe đôi: nếu một người “quan sát” một hạt hạ nguyên tử hay một tia sáng đi xuyên qua hai khe đôi biệt lập trên một tấm chắn, nó sẽ biểu hiện như là một hạt và tạo ra các “dấu vết” cứng trên tấm chắn thứ hai đặt đằng sau hai khe đôi đó chịu trách nhiệm đo lường các lực tác động.

Minh họa thí nghiệm khe đôi. (Ảnh: Internet)

Giống như một viên đạn nhỏ, theo logic nó sẽ đi xuyên qua khe này hoặc khe kia.

Nhưng nếu các nhà khoa học không quan sát đường chuyển động của cái hạt này, thì nó sẽ hiển thị trạng thái của các sóng, từ đó tạo ra mô thức giao thoa, cho phép nó cùng lúc đi xuyên qua cả hai cái khe.

Xem video về thí nghiệm khe đôi (có phụ đề tiếng Việt):

Tại sao cái hành động quan sát đơn thuần của chúng ta lại có khả năng thay đổi cái thực tại này? Câu trả lời: Bởi vì thực tại là một quá trình đòi hỏi phải có sự hiện diện của ý thức của chúng ta”, bác sĩ người Mỹ, TS Robert Lanza cho hay.

Vậy rốt cục, chẳng phải cái ý thức mà dường như thuộc phạm trù tinh thần này của chúng ta lại có tác động rất thực đối với thế giới vật chất này hay sao?

5. Hiệu ứng giả dược (placebo)

Các nhà khoa học biết rằng niềm tin có thể mang lại các thay đổi to lớn đối với các yếu tố sinh học của người bệnh. Trong phương pháp điều trị bằng giả dược (placebo), người bệnh đã cho thấy sức khỏe hoặc hành vi được cải thiện rõ rệt cho dù chỉ uống một loại thuốc giả (thuốc không có bất cứ tác dụng nào trên thực tiễn lâm sàng). Đây là một liệu pháp điều trị bằng tinh thần, nhưng có hiệu quả rất cao.

Hiệu ứng giả dược phát huy tác dụng khi bạn tin rằng viên thuốc mình đang uống là thuốc thật. (Ảnh: Shutterstock)

Một ví dụ điển hình là ca phẫu thuật thoái hóa khớp gối “giả nhưng hiệu quả thật” được tiến hành tại trường y Đại học Baylor, được đăng trên Tạp chí Y học Anh vào năm 2002.

Các bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối được chia làm 3 nhóm. Ở nhóm thứ nhất, các bác sĩ tiến hành cạo lớp sụn bị hỏng ở đầu gối. Ở nhóm thứ hai, các bác sĩ bơm chất lỏng vào khớp gối và loại bỏ các chất có thể gây viêm. Đây là hai phương pháp thường được chỉ định cho những người bị viêm khớp gối nặng. Ở nhóm thứ ba, người bệnh chỉ được cho dùng thuốc an thần, sau đó các bác sĩ rạch và phun nước muối vào khớp gối giống như trong các cuộc phẫu thuật thông thường, nhưng không làm gì hơn. Sau đó họ khâu lại vết hương và bảo người bệnh rằng họ đã được phẫu thuật khớp gối. Nói cách khác,  đây là một cuộc phẫu thuật giả.

Cả ba nhóm sau đó đều trải qua quá trình phục hồi chức năng giống nhau. Kết quả thật đáng kinh ngạc: nhóm dùng giả dược có cải thiện tương đồng với 2 nhóm đã được phẫu thuật thật sự.

Giả dược không chỉ có khả năng chữa bệnh, mà còn có lợi thế hơn thuốc thật ở chỗ không hề có tác dụng phụ.

6. Thí nghiệm với hũ cơm (thí nghiệm có thể làm tại nhà)

Đây là một thí nghiệm cực dễ làm, với những vật dụng sẵn có trong cuộc sống hàng ngày. Hãy làm thí nghiệm này, và bạn có thể tự mình trải nghiệm sự khác biệt “một trời một vực” giữa hai luồng sức mạnh tư tưởng tích cực/tiêu cực đối với thế giới vật chất rất thực tại xung quanh.

Lấy một ít cơm, chia làm 2 phần bằng nhau, cho vào 2 lọ sạch giống nhau. Đổ lượng nước bằng nhau vào mỗi lọ rồi đậy lại. Dán nhãn một lọ bằng những từ ngữ tốt đẹp như “Tôi yêu bạn”, “Hạnh phúc”, “Kỳ diệu”, … Lọ cơm kia dán nhãn ghi những thông điệp xấu ác kiểu như “Đồ ngu”, “Tao sẽ giết mày”, “Đau khổ”… Mỗi ngày một lần, tập trung tư tưởng và nói với mỗi lọ cơm những lời như trên nhãn đã ghi (thường là 30 giây mỗi ngày), yêu cầu tỉnh táo, tập trung ý nghĩ.

Quan sát kết quả thu được sau một khoảng thời gian (thường là 2 tuần trở lên).

Các bạn sẽ thấy là: Thời gian hàng ngày nói với cơm càng nhiều, tư tưởng phát ra hướng về các lọ cơm càng mạnh, thí nghiệm càng kéo dài thì khác biệt càng rõ.

Có rất nhiều người khác nhau đã thử thí nghiệm cơm như thế và các kết quả của họ đều khá thú vị.

Lọ bên trái: I love you. Lọ bên phải: I hate you. Kết quả thu được sau hơn 1 tháng, trong thí nghiệm cơm do Tiến sỹ Masaru Emoto tiến hành. Ảnh: Internet

Thí nghiệm cơm này đã được rất nhiều gia đình và nhà giáo trên khắp thế giới thực hiện, với kết quả y hệt như nhau.

Làm cách nào, hai hũ cơm hoàn toàn giống nhau, từ loại gạo giống nhau, loại nước giống nhau, môi trường thí nghiệm, thời gian ủ, … đều giống nhau, lại có thể cho ra hai kết quả hoàn toàn trái nghịch như vậy, nếu không phải là do một yếu tố khác biệt duy nhất nhưng lại đóng vai trò cực kỳ then chốt: sức mạnh của tư tưởng?

Và cơm không phải là mẫu thí nghiệm duy nhất. Trên thực tế, bạn có thể áp dụng thí nghiệm này với rất nhiều loại thức ăn khác nhau.

Quả táo thối mốc rõ rệt khi bị nhét vào hộp có chữ “Hate (Ghét)”. Ảnh: charismamodel.com

Khoa học siêu thường – một lĩnh vực nghiên cứu đầy tiềm năng

Những thí nghiệm trên cho thấy cái tinh thần mơ hồ “dường như phi vật chất” này có tác động rất thực tại đến thế giới vật chất của chúng ta. Kết quả từ những thí nghiệm trên có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nó khiến chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận một giả thuyết, rằng:

Vật chất và tinh thần là nhất tính, là một thể, không có sự khác biệt.

Theo giả thuyết này, ranh giới phân chia giữa vật chất và tinh thần không tồn tại. Sự khác biệt mà chúng ta nhận biết được chẳng qua chỉ là do giới hạn trong khả năng quan sát của cặp mắt thịt. Lấy ví dụ, khi nhìn một cái bàn, thông qua cặp mắt thường thì chỉ thấy một chiếc bàn cố định đứng yên không xê dịch, nhưng thông qua lăng kính hiển vi thì có thể quan sát thấy trong thành phần phân tử của cái bàn, các hạt electron đang không ngừng quay quanh hạt nhân nguyên tử.

Thông qua cặp mắt thường, chúng ta chỉ thấy một chiếc bàn cố định đứng yên. Ảnh: Internet
Nhưng thông qua kính hiển vi, chúng ta có thể thấy bên trong một phân tử của cái bàn, các hạt electron đang không ngừng quay quanh hạt nhân nguyên tử cấu thành từ proton và neutron. Nói cách khác, chiếc bàn “đang chuyển động”. Ảnh: Internet
Cấu tạo một phân tử của cái bàn, trong đó các hạt electron đang không ngừng chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử. Ảnh: abc

Suy nghĩ, tư tưởng, ý niệm của chúng ta cũng như vậy. Khi nhìn bằng cặp mắt thịt thì “suy nghĩ” dường như tồn tại dưới dạng thức tinh thần, vô hình, vô ảnh, vô tướng. Nhưng thông qua các thiết bị đo lường hiện đại, khi luồng tư tưởng suy nghĩ của một người phát xuất ra, thì chúng ta có thể quan sát thấy hoạt động gia tăng của các sóng điện từ trong não bộ phát tán ra môi trường, tức là có tác động và ảnh hưởng đến thế giới vật chất này, dù rằng ở cấp độ rất vi quan đến nỗi phải viện đến máy móc mới có thể biết được.

Ảnh: Internet

Trên thực tế, cấp độ nhỏ nhất, vi quan nhất của vật chất mà ngành vật lý học hiện đại đã nghiên cứu đến được là neutrino, nên nếu suy nghĩ hay tinh thần con người tồn tại dưới dạng thức của một vật chất nhỏ hơn, vi quan hơn, vi mô hơn, thì khoa học cần thêm các nghiên cứu để biết được “tinh thần rốt cuộc là loại vật chất gì, có dạng thức tồn tại như thế nào?”. Chính bởi tinh thần con người có ảnh hưởng rất thực đến thế giới vật chất xung quanh, nên giả thuyết trên rất có căn cứ.

Suy nghĩ: Vật chất hay tinh thần?

Trên thế giới hiện có rất nhiều tài liệu nghiên cứu tập trung về chủ đề này, tập trung vào tác động qua lại giữa ý thức con người và thế giới vật chất thực tại. Chúng được gọi là lĩnh vực parapsychology (cận tâm lý học, viết tắt là Psi), hiểu một cách nôm na là ngành khoa học nghiên cứu các hiện tượng siêu thường. Một số hiện tượng có thể liệt kê là:  thần giao cách cảm, linh cảm, dịch chuyển đồ vật từ xa, nhìn xuyên tường, trải nghiệm cận tử, sự đầu thai, …

Viện nghiên cứu khoa học Noetic của Mỹ có cả một danh sách các nghiên cứu về hiện tượng loại này. 

Như vậy, ý thức có thể đóng một vai trò quan trọng, thậm chí căn bản trong việc thay đổi Trái Đất của chúng ta. Do đó trước khi làm những việc lớn, hãy điều chỉnh tinh thần bản thân theo hướng tích cực, lấp đầy tâm hồn bạn bằng thiện niệm và lòng bao dung. Những yếu tố tinh thần đó sẽ mang đến những biến đổi rất thực tại đến thế giới vật chất bên ngoài.

Quý Khải 

Exit mobile version