Đại Kỷ Nguyên

Thảm họa sóng thần Tōhoku 2011 và những bí ẩn chưa có lời giải (+Video)

4-hien-tuong-bi-an

Trong và sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản, người ta đã ghi nhận được một số hiện tượng bí ẩn, kỳ lạ, thu hút sự chú ý cộng đồng mạng Internet.

1) Ánh sáng kỳ lạ xuất hiện khi động đất xảy ra

Ngày 11/4, trong quá trình diễn ra trận động đất lịch sử tại Nhật Bản, người ta đã ghi nhận được một hình ảnh kỳ lạ, thú vị trên bầu trời. Một đốm sáng dạng quả cầu, màu tím xanh dần dần xuất hiện ở phía chân trời xa. Đốm sáng xuất hiện, phình to ra, nhấp nháy một chút trước khi thu nhỏ lại rồi biến mất. Toàn bộ quá trình diễn ra trong khoảng 7 giây đồng hồ. Video được ghi hình tại thành phố Sendai, thủ phủ tỉnh Miyagi, một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất do hậu quả của thảm họa động đất và sóng thần.

Video:

Chim chóc, máy bay hay UFO,… là một vài giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích cho các luồng ánh sáng bí hiểm được thấy xuất hiện xung quanh các khu vực xảy ra động đất như vậy. Trong số đó, có một giả thuyết được đặt ra, quy những đốm sáng lấp lóe phía chân trời này cho một loại hiện tượng gọi là “ánh sáng động đất (earthquake light – EQL)”. Hiện tượng này được báo cáo tại những vùng trời gần khu vực xảy ra hoạt động địa chấn hay những vụ phun trào núi lửa.

Một vụ chứng kiến “ánh sáng động đất” khác tại Mexico vào tháng 9 năm 2017. Ảnh: newscientist.com

Những luồng ánh sáng này có “nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau”, theo Friedemann Freund, giáo sư trợ giảng tại một đại học ở Mỹ, chuyên gia nghiên cứu kỳ cựu một trung tâm nghiên cứu của NASA.

Freund cho biết các dạng thức phổ biến của ánh sáng động đất bao gồm những đốm lửa xanh bắn ra từ trong lòng đất và chững lại ở ngang đầu gối; các quả cầu ánh sáng gọi là sét hòn trôi nổi trên không trung trong 10 giây đến 1 phút (trường hợp trên); hay các chớp sáng trông giống tia sét thông thường, chỉ khác chúng phát xuất từ trong lòng đất thay vì từ trên trời, và có thể phóng lên cao đến 200 m trên không trung.

Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích cho nguyên nhân của loại hiện tượng này, nhưng tựu chung chúng đều xoay quanh tính chất điện của một số loại đá trong một số hoàn cảnh đặc định.

Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có một câu trả lời chắc chắn nào được đưa ra, và hiện tượng này hiện vẫn là một bí ẩn.

2) Loài sinh vật kỳ lạ

Thành phố ven biển Kesennuma thuộc tỉnh Miyagi là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng của sóng thần. Trong quá trình nước lũ kéo đến và tàn phá nơi đây, một người dân tên Kenichi Murakami đã lấy máy quay ra để ghi hình. Trong thước phim ghi được, có thể quan sát thấy một loài sinh vật rất kỳ lạ. Loài sinh vật này dường như có chân tay, nó có thể bơi và leo tường. Đặc biệt hơn cả, nó có thể bay, và biến mất trong không trung trước ống kính camera không chỉ một, mà hai lần.

Video:

3) Bức tượng Phật vẫn đứng vững trước thảm họa sóng thần mạnh nhất Nhật Bản

Với cường độ được ghi nhận lên đến 9,1 độ Richter, trận động đất tại Nhật Bản năm 2011 được cho là trận động đất mạnh nhất trong lịch sử nước này. Trận động đất đã tạo nên một cơn sóng thần khổng lồ, tàn phá gần như hàng chục thị trấn ven biển, giết hại hơn 15.000 người. Trong những khu vực hoang tàn đổ nát nơi cơn sóng thần quét qua, những tưởng mọi thứ đã trở thành bình địa, nhưng nếu tinh ý chúng ta sẽ quan sát thấy một số cảnh tượng khá đối nghịch – những bức tượng Phật và Đạo vẫn đứng vững chãi, sừng sững, toát lên thần thái trang nghiêm.

Bức tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đứng thẳng vững chãi trong đống hoang tàn đổ nát sau khi sóng thần quét qua. Ảnh: npr.org

Điểm cốt lõi của cảnh tượng này không nằm ở sự đối nghịch rõ rệt giữa bức tượng Phật đứng vững chãi và quang cảnh hoang tàn đổ nát xung quanh, mà ở chỗ sự đối nghịch này gợi sự liên tưởng sâu sắc tới hệ thống tín ngưỡng của người Nhật từ ngàn đời xưa. Cảnh tượng này như mở ra một tia hy vọng cho tương lai sau thảm họa, cùng lúc như thể đang nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục lại những giá trị truyền thống đã mất trong xã hội Nhật Bản hiện đại ngày nay.

4) Trải nghiệm ly kỳ với những nạn nhân quá cố trong trận động đất sóng thần

Ngày 11/3/2011, sóng thần tràn vào một con phố ở thành phố Miyako, Nhật Bản. Ảnh: Reuters/Mainichi Shimbun

Thành phố biển Tagajo là một nơi từng bị sóng thần tàn phá vào năm 2011. Không lâu sau đó, một trạm cứu hỏa đã nhận được hàng loạt cuộc gọi lạ, bắt nguồn từ khu vực dân cư bị càn quét bởi sóng thần. Đội cứu hỏa đã đến hiện trường đổ nát để cầu nguyện cho linh hồn của những người đã chết và các “cuộc gọi ma quái” đã nhanh chóng ngừng lại.

Ảnh: Getty Images

Đại đức Kaneda, trụ trì tại một ngôi chùa Phật giáo ở thành phố Kurihara – một nơi khác hứng chịu thảm họa sóng thần, đã kể về rất nhiều lễ siêu độ (trừ tà?) ông từng thực hiện. Lên đến 15 vụ trong một mùa hè nọ. Những người đang sống dường như đã bị nạn nhân trong vụ sóng thần nhập vào, nên biểu hiện khác với bình thường, ăn nói lung tung và như thể trở thành một con người khác.

Cầu nguyện trước bức tượng Đại Phật ở đền Kotokuin tại Kamakura. Ảnh: Frommer’s Travel Guides

Chưa hết, các trường hợp tiếp xúc với linh hồn của những người đã khuất còn trở nên kỳ lạ hơn, khi nhiều tài xế chở khách tại khu vực thảm họa đã báo cáo bắt gặp các “hành khách ma”. Những vị khách này lên xe, giao tiếp với tài xế bình thường, nhưng khi xe đi đến điểm đích cuối cùng, họ lại đột nhiên biến mất không dấu tích.

(Ảnh: Getty Images)

Quý Khải

Exit mobile version