Đại Kỷ Nguyên

Việt Nam mong đợi gì từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2018?

Việt Nam mong đợi gì từ Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ?

Việt Nam mong đợi gì từ Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ?

Việt Nam mong muốn truyền bá thông điệp “hội nhập kinh tế toàn cầu nên sâu sắc hơn” đến giới lãnh đạo toàn cầu đang nhóm họp tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được tổ chức ở Davos, Thụy Sĩ trong tuần này.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết: “Chúng tôi muốn thúc giục các quốc gia hàn gắn những vết nứt gần đây trong nền kinh tế thế giới”. Ông Huệ cũng sẽ dẫn một đoàn đại biểu đến Thụy Sĩ vào tuần này để tham dự diễn đàn.

“Hãy cùng nhau đóng góp vào việc mở rộng và củng cố mối quan hệ kinh tế, và tham gia sâu hơn vào quá trình hội nhập toàn cầu để hướng tới một nền kinh tế toàn cầu phát triển bền vững”, ông nói thêm.

Diễn đàn kinh tế thế giới được tổ chức ở khu nghỉ dưỡng Alpine, Davos

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ban đầu gồm 12 nước vào năm ngoái – một hiệp định thương mại mà Việt Nam được coi là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất.

Lần này, Donald Trump sẽ là vị tổng thống đầu tiên của Mỹ tham dự diễn đàn này trong 2 thập kỷ qua.

Trong năm 2017, ngoài con số tăng trưởng GDP ấn tượng 6,81%, Việt Nam còn ghi nhận con số xuất siêu 2,9 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam đã tăng 8% vào năm ngoái, đóng góp lớn vào mức tăng 21% tổng kinh ngạch xuất khẩu (lên mức kỷ lục 214 tỷ USD).

Ông Huệ cho biết xuất khẩu của Việt Nam không phải lúc nào cũng được ghi nhận trong dữ liệu thương mại, chẳng hạn như sinh viên đang học tập tại Mỹ.

Theo ông Huệ, kinh tế Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn toàn cầu. Theo đó, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng có thể “nhanh chóng gây ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam về thương mại, đầu tư, tiền tệ”.

Quang Minh

Exit mobile version