Đại Kỷ Nguyên

Ông chủ Amazon bán vé từ 200.000 USD cho một chuyến thăm quan vũ trụ

Chỉ cần bỏ ra 200.000 USD, ông chủ Amazon sẽ giúp bạn biến giấc mơ du lịch vũ trụ thành sự thật.  

Con tàu không gian New Shepard của Blue Origin. (Ảnh: Reuters)

Theo hãng tin Reuters, công ty vũ trị Blue Orgin của tỷ phú Jeff Bezo’s – người sáng lập Amazon.com, sẽ bán vé chuyến du lịch đầu tiên lên vũ trụ vào năm 2019 với giá 200.000–300.000 USD.

Những khách hàng tiềm năng và ngành công nghiệp vũ trụ từ lâu đã háo hứng muốn biết giá vé trên con tàu không gian New Shepard của Blue Orgin để xem mức giá đó có vừa túi tiền hay không và liệu công ty có kiếm lời được từ du lịch vũ trụ hay không.

Vào tháng trước, giám đốc điều hành của Blue Origin cho biết công ty đã lên kế hoạch bay thử nghiệm có hành khách trên tàu Shepard và sẽ bắt đầu bán vé từ năm 2019.

Blue Origin được tỷ phú Jeff Bezos sáng lập năm 2000, có trụ sở cách thành phố Seattle khoảng 32km về phía nam. Công ty đã công bố thiết kế tổng quan của tàu vũ trụ, gồm một tên lửa đẩy và một khoang hành khách có thể tách rời. Tuy vậy, họ lại rất kín tiếng về tình hình sản xuất và giá vé. Hồi tháng 5, Bezos khẳng định vẫn chưa chốt giá bán.

Một nhân viên phụ trách mảng định giá của Blue Origin cho biết công ty sẽ bán vé du hành vũ trụ với giá khoảng 200.000–300.000 USD. Việc công ty chưa tiết lộ giá vé vì đó là chiến lược bí mật.

Khoang hành khách của con tàu New Shepard có thể chở 6 người với cửa sổ quan sát cao và rộng. (Ảnh: Remco Timmermans)

Tàu New Shepard được thiết kế độc lập, chở được 6 hành khách lên độ cao 100 km từ trái đất. Với độ cao này, người trong tàu có thể trải nghiệm trạng thái không trọng lực trong vài phút và nhìn thấy đường cong của trái đất trước khi quay về.

Blue Origin cho biết khoang hành khách có 6 cửa sổ quan sát với chiều cao gấp 3 lần cửa sổ của máy bay Boeing 747.

Blue Origin đã hoàn thành 8 chuyến bay thử nghiệm với New Shepard từ bệ phóng ở bang Texas nhưng không có hành khách trên khoang. Hai chuyến bay trong số đó có mang theo hình nộm thử nghiệm được gọi là “Mannequin Skywalker”.

Theo nguồn tin của Reuters, vài tuần tới, công ty này sẽ thực hành hệ thống thoát hiểm cho phi hành đoàn trong vài tuần tới. Hệ thống này sẽ đưa hành khách tới nơi an toàn nếu không may tên lửa đẩy bị phát nổ.

Blue Origin, tiếng Latinh có nghĩa là “từng bước một, một cách mạnh bạo”, đang nỗ lực hướng tới việc biến các chuyến bay dân dụng vào không gian thành một lĩnh vực quan trọng trong ngành kinh tế khai thác không gian trên toàn cầu, bên cạnh các dịch vụ phóng vệ tinh và các dự án thăm dò không gian của chính phủ vốn đã có giá trị đến 300 tỷ USD/năm.

Trong khi Blue Origin chưa tiết lộ về chi phí hoạt động cho mỗi chuyến bay của mình, nhà phân tích hàng không vũ trụ Marco Caceres của hãng Teal Group ước tính, mỗi chuyến bay có thể tiêu tốn của hãng khoảng 10 triệu USD. Với 6 hành khách cho mỗi chuyến bay, điều này có nghĩa là một khoản lỗ tới hàng triệu USD cho mỗi lần phóng, ít nhất là chuyến bay ban đầu.

Kiều Ngọc

Exit mobile version