Đại Kỷ Nguyên

Nghệ An: Người dân bất lực nhìn sông Lam đổi dòng ‘nuốt’ cả làng

Những tảng đất lớn vẫn đang tiếp tục lở xuống (Ảnh Dân Trí).

Sau trận lụt lịch sử, tình trạng sạt lở sạt lở ven bờ sông Lam ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Khoảng 20 năm nay, dòng sông Lam chảy qua địa phận xã Thanh Hà (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) bị đổi dòng, lại chịu ảnh hưởng của thiên tai thời gian qua. Khiến cho nước sông ngày càng xoáy sâu vào đất nông nghiệp của người dân dẫn đến sạt lở đất từ 30ha giờ chỉ còn khoảng 9-10ha.

Ghi nhận của báo Dân Trí, tại hiện trường ngày 19/10, vẫn còn nguyên những dấu tích của trận mưa lũ vừa qua trên sông Lam, dẫn đến tình trạng sông “ăn” đất của dân ngày càng sâu. Dọc bờ sông Lam cả ngàn mét kéo dài bị sạt lở, tạo thành những vách đất dựng đứng cao từ 2-3m chênh vênh.

Tính riêng trong 2017, dòng sông Lam đã ăn sâu vào vùng đất sản xuất nông nghiệp của người dân hơn 12m. Hàng vạn khối đất đang trực chờ đổ sập xuống bất cứ lúc nào.

Một người dân cho biết, trước đây vùng đất này rất rộng, mỗi năm bà con trồng hai vụ ngô, lạc năng suất cao. Tuy nhiên, thời gian qua mưa lũ làm cho dòng sông Lam thay đổi dòng đã ăn gần hết đất của bà con. Bờ sông sạt lở cheo leo nên không ai dám ra gần vì rất nguy hiểm.

Các tàu hút cát vẫn đua nhau hoạt động (Ảnh Dân Trí).

Chủ tịch UBND xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương cho biết, trước đây vùng đất sản xuất nông nghiệp của người dân rộng khoảng 30ha, giờ chỉ còn khoảng 10ha do sạt lở. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở này ngoài yếu tố do thiên tai, dòng chảy còn do tình trạng khai thác cát trái phép. Tàu hút cát trái phép thường lợi dụng vào ban đêm để hoạt động, chính quyền xã, huyện cũng đã nhiều lần xua đuổi nhưng không hiệu quả, theo Dân Trí. 

UBND xã cũng tổ chức trồng cây sậy để giữ đất, đặt cảnh báo nguy hiểm. Tuy nhiên, cây sậy chưa kịp bám rễ đã bị cuốn xuống dòng sông Lam. Khiến cho tình trạng sạt lở bờ sông Lam đoạn qua địa bàn huyện Thanh Chương đang ở mưc báo động. Người dân rất mong chính quyền có phương án kịp thời nhằm cứu đất cho dân.

Thanh Tùng (TH)

Exit mobile version