Đại Kỷ Nguyên

Choáng ngợp ngắm nanh vuốt của ‘Đại bàng vàng’ trên biển Đà Nẵng

Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson - có biệt danh "Đại bàng vàng" - đang neo đậu trong Vịnh Đà Nẵng. (Ảnh: Nguyễn Khánh)

“Choáng ngợp” vì nó quá lớn (dài 332.8m, rộng 76.8m), “Choáng ngợp” vì quá nhiều máy bay tiêm kích hiện đại đậu ngăn nắp trên boong tàu. 

Vào chiều 5/3, nhiều phóng viên Việt Nam “Choáng ngợp” khi được đặt chân lên tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson – có biệt danh “Đại bàng vàng” – đang neo đậu trong Vịnh Đà Nẵng. Paul Nguyen, một quân nhân thuộc biên chế tàu cho biết, anh có cha mẹ đều là người Việt và từng về thăm quê một lần.

Tàu sân bay USS Carl Vinson có thể mang theo tối đa 90 máy bay các loại, gồm 44-60 tiêm kích F/A-18, 4-6 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, 4-6 máy bay cảnh báo sớm E-2C/D Hawkeye, 6-8 trực thăng SH-60F và máy bay vận tải C-2 Greyhound.

Dù không phải con tàu lớn nhất, USS Carl Vinson vẫn là niềm tự hào của hải quân Mỹ và đó không chỉ là một sản phẩm chỉ để phô trương sức mạnh.USS Carl Vinson (CVN-70) là chiếc tàu sân bay lớp Nimitz thứ ba của hải quân Mỹ, bắt đầu đi vào hoạt động chính thức từ năm 1982.

Biểu tượng của Carl Vinson là một con đại bàng có đôi cánh dài, ngậm một dải băng có dòng chữ bằng tiếng Latin “Vis Per Mare”, nghĩa là “Sức mạnh trên biển cả”. Với biểu tượng này, tàu được đặt biệt danh là “Đại bàng vàng” của hải quân Mỹ.

Tàu sân bay USS Carl Vinson có thể mang theo tối đa 90 máy bay các loại, gồm 44-60 tiêm kích hạm F/A-18, 4-6 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, 4-6 máy bay cảnh báo sớm E-2C/D Hawkeye, 6-8 trực thăng SH-60F và máy bay vận tải C-2 Greyhound.

Tàu sân bay USS Carl Vinson được đưa vào biên chế Quân đội Mỹ vào ngày 13/3/1982, tàu dài 332.8 mét, rộng 76.8 mét, thủy thủ đoàn gồm 3.000 thủy thủ, 2.000 nhân viên phụ trách không đoàn.

Những chiếc máy bay tiêm kích “xếp lớp” trên boong tàu; đường cất cánh trên tàu sân bay chỉ dài vài chục mét, các phi cơ sẽ lao thẳng xuống biển nếu không có phương pháp hỗ trợ cất cánh đặc biệt.

Tàu USS Carl Vinson hiện neo đậu cách đất liền khoảng 2 hải lý (khoảng 3,7 km) nên từ trên boong tàu có thể nhìn thấy một phần thành phố Đà Nẵng.

Một quân nhân đang trong giờ làm việc trên boong tàu; có một số địa điểm không cho người lạ tiếp cận.

Cô Delancey 22 tuổi đang đứng hướng dẫn đường đi cho các phóng viên tham quan tàu sân bay.

Các thủy thủ trên tàu USS Carl Vinson trong giờ làm nhiệm vụ.

Trong chiều ngày 5/3 đã có khoảng 3.000 quân nhân di chuyển vào thành phố Đà Nẵng để nghỉ ngơi, trên tàu hiện vẫn còn khoảng 3.000 quân nhân túc trực làm nhiệm vụ.

Chiều hoàng hôn nhìn từ tàu sân bay USS Carl Vinson, phía xa là đèo Hải Vân.

Một chiếc máy bay dân sự bay phía trên tàu sân bay USS Carl Vinson.

Trên boong tàu ngoài những máy bay tiêm kích còn cón các máy bay tác chiến điện tử, cảnh giới.

Các sĩ quan Bộ đội biên phòng Việt Nam tranh thủ mua đồ tại quầy hàng lưu niệm trên tàu sân bay.

“Bụng” của tàu sân bay USS Carl Vinson khá lớn. Đây là nơi sinh hoạt chung của các thủy thủ cũng như sửa chữa các khí tài quân sự.

Sĩ quan Mỹ đang giới thiệu về tàu sân bay USS Carl Vinson cho các nhà báo Việt Nam.

Các thủy thủ rạng rỡ trước khi được di chuyển lên thành phố Đà Nẵng nghỉ ngơi.

Paul Nguyễn, 24 tuổi, đang làm nhiệm vụ trên tàu USS Carl Vinson. Cha mẹ của Paul quê tại Cà Mau, lần gần đây nhất Paul về Việt Nam vào năm 2010.

Đại tá Nguyễn Quang Vinh, Phó Cục trưởng Cục đối ngoại – Bộ Quốc Phòng Việt Nam bắt tay với Phó đô đốc Phillips G. Sawyer – Tư lệnh Hạm đội 7 Hải quân Mỹ trong buổi tiếp đoàn ở cảng Tiên Sa chiều 5-3.

Một thủy thủ đang thư giãn trên boong tàu USS Carl Vinson.

(Ảnh: Nguyễn Khánh)

Hoàng Kỳ

Exit mobile version