Đại Kỷ Nguyên

Câu chuyện U23 Việt Nam và bài học Marketing ăn theo sự kiện

Câu chuyện U23 Việt Nam và bài học Marketing ăn theo sự kiện

Câu chuyện U23 Việt Nam và bài học Marketing ăn theo sự kiện

Sau chiến thắng kinh thiên động địa, U23 Việt Nam là một ví dụ điển hình cho bài học vỡ lòng dành cho dân kinh doanh, chỉ tập trung chuyên môn mà quên đi những yếu tố mang tính bối cảnh bên ngoài.

Câu chuyện U23 Việt Nam là một ví dụ điển hình cho dân kinh doanh.

Nếu chỉ tập trung chuyên môn mà quên đi những yếu tố mang tính bối cảnh bên ngoài như Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ, Môi trường, Luật pháp thì các Marketer dễ dàng vuột mất cơ hội hoặc đánh giá không chính xác kết quả xu hướng để triển khai kinh doanh hiệu quả.

Trước khi trận đấu Việt Nam – Iraq diễn ra, mọi câu chuyện bên ngoài sân cỏ dường như chỉ xoay quanh chuyện bia bọt nhân trận bóng, gây độ nhậu cho xôm. Nhưng chỉ sau khi kỳ tích và ấn tượng trước một Iraq diễn ra, mối quan tâm tới giải đấu tăng vọt. Tràn ngập khắp mạng xã hội, khỏa lấp sóng truyền hình là một điểm hội tụ với cái mốc là trận đấu tiếp theo khi Việt Nam gặp Qatar.

Và sau trận thắng “thần kỳ” của U23 Việt Nam trước Qatar, tâm điểm tiếp theo là trận chung kết vào ngày 27/1.

Ai cũng biết thể thao là một bức tranh nền tuyệt vời cho các chiến dịch Marketing. Trái bóng lúc này chỉ còn đóng vai trò là một “ngòi dẫn” để tinh thần ái quốc được thể hiện, giúp dẫn dắt một tinh thần lễ hội, góp phần kiến tạo sự hạnh phúc, và nuôi niềm hy vọng.

Quá đủ cho một “Content” chất lượng và đi vào lòng độc giả. Một giải đấu vốn không từng là sự kiện được lường trước tại Việt Nam bỗng dưng xuất hiện trước mắt dân kinh doanh và Marketing. Hàng loạt ý tưởng ăn theo tức thì được điểm mặt trên các quảng cáo bán hàng chỉ vài giờ sau cơn địa chấn với Iraq.

Trận bán kết vỡ òa cảm xúc đối với đội tuyển Việt Nam đã kết thúc, thấm đẫm sự kỳ diệu, hòa trọn trong một chút ngẩn ngơ bởi những khát khao dồn nén. Một hiện thực vỡ òa trong ngỡ ngàng của những kẻ vốn được cho là nhạy bén nhất là các thương nhân và Marketer.

Sự nhạy bén của các doanh nghiệp lớn

Ngày 22/1, hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air tuyên bố sơn hình đội tuyển U23 Việt Nam lên toàn bộ máy bay của hãng nếu đội vô địch vòng chung kết U23 châu Á. Tuỳ vào chất lượng, chi phí sơn hình trên toàn bộ thân máy bay ít nhất khoảng 200.000 USD.

Ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành Vietjet, thông báo trên Facebook cá nhân: “Tôi sẽ cho sơn hình HLV Park và toàn bộ đội tuyển U23 lên thân tàu bay nếu các bạn vô địch lần này”.

Đại diện Vietjet thông tin thêm đây là chủ trương đã được ban lãnh đạo Vietjet thông qua. Đây là hãng hàng không cho thuê quảng cáo trên thân máy bay với chi phí khoảng 5 tỷ đồng cho thời hạn 2 năm.

Trước đó, sau chiến thắng trong trận gặp đội tuyển Iraq ngày 20/1, hãng hàng không giá rẻ này đã công bố tặng huấn luyện viên Park Hang Seo và các thành viên đội tuyển U23 Việt Nam 1 năm bay miễn phí trên các chuyến bay nội địa và quốc tế có đường bay của hãng.

Vietnam Airlines (VNA) cũng không đứng ngoài cuộc khi thông báo tăng chuyến và hỗ trợ đi lại cho cổ động viên Việt Nam khi sang Trung Quốc cổ vũ đội tuyển.

Đại diện VNA cho biết hãng đang phối hợp cùng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải tổ chức xe đưa cổ động viên từ sân bay quốc tế Phố Đông (Thượng Hải) đến sân vận động Trung tâm thể thao Olympic Thường Châu.

Sau trận đấu, các cổ động viên cũng được bố trí xe để di chuyển về trung tâm thành phố Thượng Hải.  VNA cam kết đảm bảo số lượng ghế trên các chuyến bay từ Hà Nội và TP.HCM đi Thượng Hải đầy đủ, sẵn sàng phục vụ hành khách và người hâm mộ đến cổ vũ cho đội tuyển.

Nhiều đơn vị kinh doanh ở Hà Nội, TP HCM đã nhạy bén chớp thời cơ sau chiến thắng của U23 Việt Nam để chạy các sự kiện đẩy doanh số. Đối tượng được nhận nhiều khuyến mãi, giảm giá nhất là những khách hàng tên Dũng hoặc Bùi Tiến Dũng (tên của thủ môn đội tuyển U23 Việt Nam).

Quang Minh

Exit mobile version