Đại Kỷ Nguyên

Cận cảnh chiếc phi cơ khổng lồ phục vụ Tổng thống Trump tới Việt Nam

Cận cảnh khoang của máy bay C-17 Globemaster III (Ảnh VietNamNet).

Phi cơ khổng lồ Boeing C-17 Globemaster III đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài mang theo những vật dụng cần thiết phục vụ cho chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. 

Theo thông tin từ Nhà Trắng ông Donald Trump sẽ tới Việt Nam vào ngày 10/11 tới để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC và thăm chính thức Việt Nam. Hiện nay Mỹ đã bắt đầu cho máy bay C-17 Globemaster III tới Hà Nội mang theo những “loại hàng hóa đặc biệt” như siêu trực thăng Marine One, siêu xe Cadillac One, xe chống đạn, nhu yếu phẩm cũng như đội mật vụ an ninh đảm bảo an toàn cho tổng thống Mỹ.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý tới chuyến thăm lần này ngoài vấn đề quan hệ ngoại giao thì chuyến phi cơ khổng lồ Boeing C-17 Globemaster III cũng được nhiều người chú ý đến. Có thể nói rằng, trước mỗi chuyến thăm của tổng thống Mỹ, những vật dụng cần thiết để đảm bảo an ninh cho tổng thống đều được những chiếc vận tải cơ khổng lồ Boeing C-17 Globemaster III mang tới trước nước sở tại.

Mẫu máy bay vận tải C-17 có chuyến bay đầu tiên vào tháng 9-1991. Không quân Mỹ ban đầu dự kiến sắm tổng cộng 120 chiếc C-17. Mỗi chiếc C-17 có giá khoảng 202 triệu USD.

Boeing C-17 Globemaster III là máy bay hạng nặng trong lực lượng không vận của Hoa Kỳ, chúng có thể chuyên chở máy bay chiến đấu, trực thăng, xe tăng, và một số lượng lớn binh lính và hàng hóa tới những điểm nóng xa xôi trên thế giới. Boeing, hợp nhất với McDonnell Douglas năm 1997, tiếp tục sản xuất C-17 cho khách hàng xuất khẩu sau khi kết thúc việc giao hàng cho Không quân Hoa Kỳ.

Ngoài Hoa Kỳ, C-17 còn phục vụ cùng với  Vương quốc Anh, Úc, Canada, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, NATO Heavy Air Wing Wing, Ấn Độ và Kuwait. C-17 cuối cùng được hoàn thành tại nhà máy Long Beach, California và bay vào ngày 29 tháng 11 năm 2015

Đây là vận tải cơ lớn thứ hai trong không lực Hoa Kỳ sau chiếc C-5 Galaxy.

Đại úy James Kovarovic (bìa phải), một trong những phi công lái chiếc C-17.

Trả lời giới báo chí, Đại úy James Kovarvic cho hay, mỗi năm chiếc máy bay này tới Việt Nam khoảng 6 lần để vận chuyển hài cốt lính Mỹ về nước. Mỗi chuyến bay của chiếc Boeing C-17 Globemaster III có thể trở hàng tấn những vật dụng cần thiết phục vụ cho chiến tranh hoặc xe trở người.

Phía bên trong của buồng lái được thiết kế hiện đại với nhiều công năng hữu ích khác. Dễ dàng nhận thấy những sự cố phía trước khi máy bay đi vào vùng thời tiết nhiễu động.
Khoang chở hàng rất rộng rãi của máy bay C-17. Ngoài chở binh lính, máy bay này còn chở được cả máy bay chiến đấu, xe tăng và xuồng cao tốc
Các phóng viên Việt Nam cùng Đông Nam Á đang phỏng vấn những người trong phi hành đoàn trở Tổng thống Hoa Kỳ.
Đại úy Warren Carter y tá hỗ trợ cho phi hành đoàn.

Anh cho biết, đã có 4 năm làm trong lĩnh vực y tá, cứu chữa nhiều bệnh nhân không chỉ ở Thái Bình Dương mà trên khắp thế giới, ngay cả ở Mỹ như đợt xảy ra trận siêu bão Katrina.

Những vật dụng quân sự hỗ trợ cho phi hành đoàn trên chuyến bay.
Chiếc C-17 có thể vận chuyển mỗi lần là 77.519kg. Với lượng hàng trên khoang là 76.657kg và độ cao hành trình ban đầu là 8.534m, C-17 có thể bay 4.444km mà không cần tiếp nhiên liệu. C-17 được thiết kế để vận chuyển và thả 102 lính nhảy dù cùng trang thiết bị.
Máy bay C-17 dài 53m, cao 16,79m, sải cánh 51,75m. Máy bay trang bị 4 động cơ phản lực F117-PW-100, giúp máy bay có thể bay với vận tốc 833,5km/h.
C-17 có thể cất cánh và hạ cánh trên đường băng chỉ dài 1.064m và rộng 27,4m.

Chiếc C-17 được trang bị bốn động cơ turbofan Pratt & Whitney F117-PW-100, dựa trên chiếc  Pratt và Whitney PW2040 thương mại được sử dụng trên Boeing 757. Mỗi động cơ được đánh giá là 40.400 lbf (180 kN).

Động cơ đẩy máy bay loại bỏ không khí thải trực tiếp ra phía trước và phía trước, giảm cơ hội bị hư hỏng đối với đối tượng nước ngoài bằng cách ăn các mảnh vụn đường băng, và cung cấp đủ lực đẩy ngược để đẩy máy bay lên trên mặt đất trong khi đang lăn bánh.

Các máy đảo chiều đẩy cũng có thể được sử dụng trong chuyến bay ở chế độ chờ cho phép kéo thêm tốc độ giảm tốc độ tối đa. Trong các thử nghiệm lướt sóng thực hiện bởi C-17, tiết kiệm đến 10% nhiên liệu đã được báo cáo.

Hoàng Minh

Exit mobile version