Đại Kỷ Nguyên

Biển Đông sắp đón bão dị thường dịp Tết Dương lịch

Hướng đi của áp thấp nhiệt đới ...(Ảnh: Tin247)

Chuyên gia khí tượng nhận định áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão sau khi vào Biển Đông. Đây là hiện tượng thời tiết cực đoan trong lịch sử ngành khí tượng. 

Ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia) phân tích về cường độ trên báo Thanh Niên, ngày 28-29/12, áp thấp nhiệt đới nhiều khả năng chưa mạnh lên thành bão. Sau khi vào Biển Đông, xác suất áp thấp mạnh lên thành bão sẽ nhiều hơn với cường độ bão cấp 8, giật cấp 10.

Theo chuyên gia khí tượng này, áp thấp nhiệt đới chủ yếu di chuyển theo hướng tây.

“Khi áp thấp đi vào khu vực phía bắc quần đảo Trường Sa, do tác động của không khí lạnh rất mạnh ở phía bắc khiến hướng di chuyển lệch xuống phía nam và ít có khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Tuy nhiên, ảnh hưởng về gió mạnh trên biển là rất lớn và cần đặc biệt lưu ý”, ông Năng nhấn mạnh.

Vị Trưởng phòng chia sẻ phía bắc của áp thấp nhiệt đới (hoặc lúc đó là bão) sẽ mạnh bởi một phần của nó kết hợp với gió Đông Bắc gây ra gió mạnh cấp 8, giật cấp 10 ở giữa Biển Đông, gần phía bắc quần đảo Trường Sa.

Ông Trần Quang Năng – Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia). (Ảnh: VOV)

Nếu áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão này sẽ khá giống với bão Bolaven – bão số 1 năm 2018 (cơn bão cuối cùng của mùa bão năm 2017), chỉ khác rằng khi vào gần bờ, nó sẽ ngoặt hướng tây nam hơn.

Về diễn biến cụ thể của áp thấp nhiệt đới, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia thông báo đến 19h ngày 28/12, tâm áp thấp nằm trên khu vực miền trung Philippines với sức gió giữ nguyên. Trong 24-48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây với vận tốc tăng lên khoảng 25 km/h.

Đến 19h ngày 29/12, tâm áp thấp nằm ngay trên phía bắc đảo Palawan (Philippines) với sức gió không đổi.

Bắc bộ rét đậm, rét hại kéo dài đến đầu năm 2019

Đến trưa 30/12, vị trí tâm bão cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 240 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 – 75 km/giờ), giật cấp 10.

Chuyên gia Lê Thị Xuân Lan cho biết, các mô hình dự báo của Mỹ và Nhật cũng cho rằng áp thấp nhiệt đới này sẽ mạnh lên thành bão, khả năng sẽ quét ngang mũi Cà Mau hoặc lệch xuống phía nam mũi Cà Mau vào khoảng ngày 3/1/2019.

Nguyên nhân là không khí lạnh có cường độ mạnh tràn về dồn dập đẩy tâm bão lệch về phía nam. Cơn bão này cũng sẽ gây mưa trái mùa trên diện rộng ở khu vực Nam bộ.

Thường thì thời điểm này rất hiếm khi xuất hiện bão. Đây là hiện tượng thời tiết cực đoan trong lịch sử ngành khí tượng. Song các hình thái thời tiết dị thường lại xuất hiện với tần suất nhiều hơn trong vài năm gần đây.

Thanh Thanh (tổng hợp)

Exit mobile version