Đại Kỷ Nguyên

Ân oán trong phim Việt giờ vàng: bi kịch ‘Đời cha ăn mặn đời con khát nước’ lặp lại quá nhiều

Khán giả yêu phim Việt dễ dàng nhận thấy cốt truyện của “bom tấn” truyền hình gần đây như: Sống chung với mẹ chồng, Người phán xử, Thương nhớ ở ai, rồi đến Tình khúc bạch dương, Cả một đời ân oán đều gửi gắm thông điệp quen thuộc của người Việt: ác giả ác báo, quy luật nhân quả “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”.

Những năm gần đây, phim truyền hình Việt đã có bước chuyển mình mạnh mẽ và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả.

Trái với thời gian khoảng 5 năm trước, khi khán giả Việt thường ngao ngán và lắc đầu với phim trong nước, thì nay, những đổi mới trong kịch bản, cốt truyện, bối cảnh dàn dựng cũng như diễn xuất của dàn diễn viên trẻ nhiều tài năng, phim Việt đang dần lấy lại vị thế của mình.

Các bộ phim như Tuổi thanh xuân, Khúc hát mặt trời, Đối thủ kỳ phùng… chiếm được rất nhiều tình cảm từ người xem ở mọi lứa tuổi. Gần đây nhất phải kể đến từ hai “bom tấn” Người phán xửSống chung với mẹ chồng trong năm 2017. Năm 2018 này, phim truyền hình Việt lại được kỳ vọng khởi sắc nhiều hơn nữa với hai tác phẩm được đầu tư chỉn chu, kỹ lưỡng là Tình khúc bạch dươngCả một đời ân oán.

Điểm chung mà khán giả có thể dễ dàng nhận ra ở các bộ phim này đó là khéo léo đưa vào đó những tư tưởng, phản ánh nếp sống và các quan niệm quen thuộc của người Việt. Một trong số đó là việc các nhân vật phải đấu tranh để tránh phạm phải những sai lầm do tiền nhân đời trước của mình gây ra, bởi “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”.

Cả một đời ân oán

Là bộ phim remake từ kịch bản phim Đài Loan mang tên Cô dâu bạc triệu, song ngay từ những ngày đầu lên sóng, Cả một đời ân oán đã nhận được sự quan tâm của đông đảo truyền thông và khán giả.

Hình ảnh “Cả một đời ân oán” phần 1.

Phim quy tụ dàn diễn viên gạo cội của màn ảnh Việt như NSƯT Mỹ Uyên, NSƯT Mạnh Cường, diễn viên Minh Phương và các gương mặt trẻ đang được yêu thích như Hồng Đăng, Mạnh Trường, Hồng Diễm, Thanh Sơn, Đan Lê… và bối cảnh 20 năm sau với các tên tuổi 9X tài năng như Huỳnh Anh, Hạ Anh, Kiên Hoàng…

Khai thác mối quan hệ phức tạp của các thành viên trong gia tộc họ Vũ. Sóng gió bắt đầu xảy ra kể từ ngày ông Quang đưa người tình cũ và con trai Phong về sống chung. Oái ăm thay, Phong lại là người yêu cũ của Dung (con dâu cả Vũ gia)…

Diễn biến phần một của bộ phim xoay quanh việc Phong và vợ của anh – Diệu có những xung đột nảy lửa với Vũ Gia, dẫn đến việc Dung và Đăng – con trai ông Quang phải ly hôn.

Vợ chồng Đăng – Dung ly hôn vì những ân oán tình cũ, tình mới.

Dung chuyển đến một vùng khác làm lại cuộc đời. Cô mang trong mình giọt máu của Đăng nhưng anh không hề biết. Diệu và Phong cũng chia đôi đường sau bao sóng gió.

20 năm sau, số phận một lần nữa sắp đặt cho các thành viên của Vũ gia gặp lại nhau. Những rắc rối và hiềm khích giữa các thành viên gia tộc họ Vũ lan sang đời con cháu. Bình – con trai của Dung và Đăng trở thành tình địch với Nguyên – con trai riêng của Đăng với người vợ trước. Cha không biết mặt con, anh không biết mặt em, một lần nữa những ân oán về tình – tiền lại khiến họ chao đảo.

Ân oán trong phim Việt giờ vàng: bi kịch ‘Đời cha ăn mặn đời con khát nước’ lặp lại quá nhiều

Bà Lan – mẹ chồng khắt khe, khó tính, là người tác động và gần như “ép” con trai Đăng phải ly hôn với Dung, để rồi 20 năm sau, hai cháu nội của bà là Nguyên – Bình lại vô tình trở thành đối thủ của nhau khi đem lòng yêu và đau khổ bởi một cô gái (Ngân).

Bà Lan (NSƯT Mỹ Uyên đóng).
Mối tình tay ba nhiều đau khổ trong phần 2 giữa hai anh em Bình – Nguyên với Ngân.

Diệu – nàng dâu đanh đá, ghê gớm và giàu mưu mô “bậc nhất màn ảnh Việt” dù đã được ở bên cạnh người cô yêu nhất – Phong, nhưng lại chưa bao giờ có được tình yêu thực sự từ anh đáp lại.

Những ân oán trong mối quan hệ giữa người cũ, người mới Đăng – Dung – Phong chính là nguyên nhân khiến Diệu bị trầm cảm, sảy thai, rồi sau này là bắt cóc con gái của Dung – Đăng…

20 năm sau, nhiều bi kịch nữa, muôn vàn sóng gió lại xảy đến với các nhân vật đã từng là thành viên trong gia đình Vũ gia. Tưởng sẽ chẳng còn liên quan gì đến nhau, nhưng sự tình cờ và duyên số, một lần nữa lại đẩy họ chạm mặt nhau.

Liệu tình thân, tình người và những giá trị truyền thống của gia đình, tình nghĩa vợ chồng, anh em… có giúp họa hóa giải được mâu thuẫn và làm dịu vết thương trong quá khứ?

2. Tình khúc bạch dương

Phim lấy bối cảnh quá khứ từ những năm 1986, khi hàng ngàn du học sinh Việt Nam được cử Liên bang Nga học tập và câu chuyện kéo dài cho đến hiện tại.

Nội dung phim xoay quanh mối quan hệ của bốn người bạn cùng học ở Liên Xô là Hùng, Quyên, Quang và Vân. Trong đó, Hùng và Quyên yêu nhau, Quang và Vân cũng là một cặp.

Hùng – Quyên,
và Vân – Quang thời sinh viên học tập tại Nga.

Tình yêu ban đầu ngọt ngào, lãng mạn nhưng rồi vì cuộc sống mưu sinh vất vả nơi xứ người, cộng với cái tôi hiếu thắng, ích kỷ… khiến tình yêu và niềm tin trong họ chưa đủ lớn để vượt qua khó khăn, khiến họ dần xa rời nhau. Sau nhiều biến cố, Quyên – Quang lại trở thành vợ chồng và trở về Việt Nam còn vợ chồng Hùng – Vân vẫn ở Nga.

Sau hơn 20 năm, số phận đã đưa đẩy các nhân vật chính gặp lại nhau. Lẽ đương nhiên, họ chẳng thế tránh khỏi những phút mềm lòng, xao xuyến vì tình yêu xưa trở lại…

Hùng – Vân gặp lại nhau sau 20 năm, cả hai vẫn chưa quên được tình yêu cũ.
Trong khi đó, Hùng đang có cuộc sống ấm êm bên Vân và con gái – Diệu Anh.

Phim khiến khán giả cuốn và chìm theo cảm xúc của các sinh viên sôi nổi, một thời thanh xuân nhiều vất vả mà cũng đầy hoài bão. Đó là cuộc sống mưu sinh vất vả để bám trụ ở nước ngoài, là những mất mát và nhiều thứ phải đánh đổi khi tha phương cầu thực, là những góc khuất trong các cuộc hôn nhân mà người ngoài nhìn vào, vẫn nghĩ là rất hạnh phúc…

Tình cảm rắc rối và phức tạp trong quá khứ của Quang – Quyên – Vân – Hùng sau 20 năm, vẫn chưa nguôi ngoai thì các con của họ cũng vướng vào “lưới tình” như thế.

Ân oán trong phim Việt giờ vàng: bi kịch ‘Đời cha ăn mặn đời con khát nước’ lặp lại quá nhiều
Linh – Diệu Anh liệu có đến được với nhau?

Linh – con trai của Quyên và Quang, Diệu Anh – con gái của Hùng và Vân, quen nhau trên mạng và cảm mến rồi nảy sinh tình yêu. Một ngày nọ, họ biết được mối quan hệ tay tư của bố mẹ mình, liệu họ còn kiên trì và dũng cảm đấu tranh cho tình yêu của mình?

Chỉ vì lỡ có con với nhau nên dù không có tình yêu sâu đậm, Hùng vẫn quyết định đến với Vân, để rồi, hơn 20 năm sau, khi gặp lại người xưa (Quyên), anh lại nhớ nhung, day dứt và quyết tâm nối lại tình xưa. Trong khi đó, Hùng vẫn tỏ ra quan tâm và chăm sóc vợ con. Liệu mối quan hệ của Hùng – Quyên sẽ đi đến đâu? Họ có đủ sức mạnh để gạt bỏ cuộc sống hạnh phúc hiện tại, bỏ đi tất cả để trở về bên nhau?

Cả Hùng – Quyên, Quang – Vân sẽ đối mặt với chuyện xưa như thế nào, và đối mặt với tình yêu của đôi trẻ Linh – Diệu Anh như thế nào?

3. Người phán xử

Phim xoay quanh cuộc sống của Phan Quân – một ông trùm thế giới ngầm dưới bóng doanh nhân thành đạt, chủ tịch Tập đoàn Phan Thị. Ông được gọi là “Người phán xử” – có quyền lực và uy tín bậc nhất trong giới xã hội đen, thường xuyên xét xử nghiệm minh mọi bất hòa, mâu thuẫn trong giới làm ăn.

Ân oán trong phim Việt giờ vàng: bi kịch ‘Đời cha ăn mặn đời con khát nước’ lặp lại quá nhiều
Ông trùm Phan Quân và cậu ấm Phan Hải.

Tuy nhiên, Phan Quân lại phải đau đầu vì các mâu thuẫn trong gia đình, mà cơ bản là từ cậu quý tử chơi bời, nóng nảy và bồng bột Phan Hải.

Phan Hải luôn tự ý hành động mà không muốn núp dưới cái bóng của Phan Quân, song các thế lực và kẻ thù bên ngoài đã dựa vào điều này mà không ngừng tấn công Phan Thị. Những ân oán, hiềm khích từ xưa của Phan Quân với giới xã hội đen, khiến Phan Hải luôn là đối tượng để bọn chúng gây gổ và uy hiếp ông Trùm.

Không ít lần, Phan Hải phải hứng chịu những trận đòn nhừ tử từ kẻ thù và bọn xấu bên ngoài, gây không ít rắc rối cho gia đình Phan Thị.

Ân oán trong phim Việt giờ vàng: bi kịch ‘Đời cha ăn mặn đời con khát nước’ lặp lại quá nhiều

Bên cạnh đó, việc xuất hiện của Lê Thành – một nhà tâm lý học trẻ trong hành trình tìm lại cha ruột.

Khi gặp Phan Quân – một người thông tuệ, hào sảng nhưng cũng là một ông trùm xã hội đen đội lốt doanh nhân, những triết lý về cuộc đời và lẽ phải của Lê Thành nhanh chóng bị bẻ gẫy và anh càng lúc càng bị hút chặt vào thế giới xã hội đen của người được cho là bố ruột.

Ân oán trong phim Việt giờ vàng: bi kịch ‘Đời cha ăn mặn đời con khát nước’ lặp lại quá nhiều

Anh bị vợ của Phan Quân sai người hãm hại vì sợ bị tranh quyền thừa kế. Vợ anh bị hành hung, đánh đập đến mức mất con, sau này bị sang chấn tâm lý, khả năng sinh con về sau cũng bị ảnh hưởng. Ông Sạn, ân nhân cứu mạng của anh cũng vì đỡ hộ anh vài phát đạn mà chết, để lại đứa cháu nhỏ bị khuyết tật trí não phải sống bơ vơ. Thậm chí tồi tệ hơn hết thảy, Thế Chột – kẻ mà anh căm ghét nhất hoá ra lại chính là bố ruột, khiến anh một lần nữa rơi vào tột cùng của đau khổ.

Lê Thành cũng là vai diễn rất thành công của Hồng Đăng trong “Người phán xử”.

Cuộc đời Lê Thành là một chuỗi vòng lặp của 2 bi kịch giữa cha và con khi anh không có cha, còn những người phụ nữ mang trong mình con của anh thì luôn gặp phải bi kịch. 2 chữ phụ-tử như một lời nguyền nặng nề, một vòng tròn bằng lửa đè nặng lên đôi vai của Lê Thành, người vốn chỉ dám mưu cầu một cuộc đời bình phẳng, an lành.

Ân oán trong phim Việt giờ vàng: bi kịch ‘Đời cha ăn mặn đời con khát nước’ lặp lại quá nhiều

Điểm chung của cả ba bom tấn trên là các thế hệ đời sau đang phải đối diện rất nhiều với ân oán và hiềm khích, hậu quả từ cha mẹ, ông bà và lớp người đi trước.

Như trong “Cả một đời ân oán”, giá như Đăng mạnh mẽ, kiên định và tỉnh táo hơn trong suy nghĩ, để quyết định cuộc sống của mình, thì có lẽ, anh vẫn được hạnh phúc bên người vợ dịu hiền Dung. Nếu Đăng – Dung không ly hôn, Dung không phải bỏ nhà đi xa, thì chắc chắn con gái họ sẽ chẳng mất tích, và cũng không có chuyện, Bình – giọt máu của Đăng – lại sinh ra khi không có bố, bị bạn bè xa lánh vì cho là “con hoang”…

Nếu như Quang – Vân, Quyên – Hùng mạnh mẽ, lý trí hơn trong việc giải quyết mọi phức tạp và làm rõ mọi khúc mắc trong quá khứ, thì các con của họ, khi gặp và yêu nhau, sẽ không khiến cả 6 người phải rơi vào tình huống khó xử…

Có rất nhiều yếu tố tạo nên sức hút và sự thành công cho một phim truyền hình. Có thể, chưa thực sự thuyết phục khi đưa quá nhiều quan điểm xưa vào việc biện minh và hóa giải cho những ân oán xưa, song với lối diễn xuất nội tâm, linh hoạt, sự đầu tư vào kịch bản, quay phim… điện ảnh Việt đã và đang khởi sắc rất nhiều, hứa hẹn là điểm đến hàng đầu của các khán giả yêu môn nghệ thuật thứ 7.

Ngoài Tình khúc bạch dương thì Cả một đời ân oánNgười phán xử đều là phim dựa trên cốt truyện nước ngoài, song, không thể phủ nhận, các đạo diễn và ê-kip phim đã Việt hóa, giúp phim mang hơi hướng và bản sắc trong nước. Những cảnh quay từ các vùng núi, miền biển… của dải đất chữ S xuất hiện ngày càng nhiều và trọn vẹn hơn qua những thước phim, giúp khán giả thêm yêu và tự hào về con người, quê hương của mình.

Ân oán trong phim Việt giờ vàng: bi kịch ‘Đời cha ăn mặn đời con khát nước’ lặp lại quá nhiều
“Cả một đời ân oán” phần 2 hứa hẹn ghi điểm ở những cảnh quay rất đẹp tại vùng biển Đà Nẵng, Quảng Bình.
Bên cạnh sự đầu tư, chăm chút trong từng khuôn hình, các ca khúc trong phim Việt gần đây cũng được các bạn trẻ rất yêu thích.

MinhHuệ

Exit mobile version