Đại Kỷ Nguyên

Vị ‘Thần y’ giúp hơn 100.000 người mù sáng mắt trở lại mà không cần tiền suốt 30 năm qua

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết có khoảng 39 triệu người đang bị mù lòa trên toàn thế giới. Mặc dù gần 80% số người có bệnh về mắt có thể được chữa khỏi hoặc ngăn chặn được bệnh, nhưng 90% trong số đó là những người thuộc diện thu nhập thấp và không có đủ khả năng để điều trị.

Điều này đã thôi thúc Tiến sĩ Sanduk Ruit, một bác sĩ nhãn khoa 60 tuổi nổi tiếng và được kính trọng ở Nepal.

Vị bác sĩ mang lại phép màu

(Ảnh: Bikkil Sthapit)

Tiến sĩ Ruit thấu hiểu cuộc sống cơ cực của những người nghèo khó. Ông lớn lên ở một ngôi làng xa xôi hẻo lánh trong dãy Himalaya, nơi người ta phải đi bộ một tuần để tới được trường học gần nhất. Khi em gái của ông chết vì bệnh lao dù thực tế là căn bệnh đó có thể chữa được, những mất mát mà ông phải trải qua đã nhen nhóm trong ông mong muốn được phục vụ cộng đồng.

Ông đã quyết định chọn con đường sẽ đem lại lợi ích cho những người khác nữa chứ không chỉ cho bản thân mình

(Ảnh: Gemunu Amarasinghe)

“Nghe có vẻ buồn nhưng bạn nhận ra rằng cuộc sống rất ngắn ngủi và không thể đoán trước. Cái chết là một người thầy vĩ đại. Nó nhắc nhở bạn, gần như mỉa mai, rằng tất cả mọi người đều được định trước ngày mình sẽ phải chết. Tôi là một người chết sau tất cả mọi thứ tôi có. Vậy nên tôi phải làm những gì tốt nhất để mọi người có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi phải làm điều đó trước khi qua đời”.

Tiến sĩ Sanduk Ruit quyết định dành trọn cuộc đời mình để chăm sóc mắt cho những người kém may mắn

(Ảnh: Hollows.org)

Ông đã phát triển một kỹ thuật an toàn và hiệu quả để loại bỏ đục thủy tinh thể chỉ trong vòng 5 phút

(Ảnh: The Fred Hollows Foundation/Penny Bradfield)

Điều này cho phép ông thực hiện phẫu thuật trên nhiều bệnh nhân chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Ông cũng truyền dạy phương pháp này cho các bác sĩ khác. Ông đã tới các nơi ở châu Á, châu Phi, và cả ở Bắc Triều Tiên trong vòng 30 năm qua, và giúp phục hồi thị lực cho hơn 100.000 bệnh nhân.

Nhiều bệnh nhân đang chờ để bỏ lớp gạc băng mắt

(Ảnh: denverpost.com)

Bệnh nhân nằm trên sàn nhà trong một phòng bệnh nhỏ

(Ảnh: denverpost.com)

Năm 1994, Tiến sĩ Ruit cộng tác với người thầy và cũng là người bạn tốt của mình Fred Hollows, một bác sĩ nhãn khoa và nhà từ thiện người Úc, họ đã cùng nhau thành lập nên Viện nhãn khoa Tilganga (TIO) hay còn được gọi là Bệnh viện Mắt Tilganga ở Kathmandu. TIO đã cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt đẳng cấp thế giới cho tất cả người dân Nepal. Viện chuyên phát triển các loại kính áp tròng công nghệ cao, thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị đục thủy tinh thể hoặc cận thị. Những chiếc kính này cũng được xuất khẩu đi hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới.

Bệnh viện mắt Tilganga ở Kathmandu

(Ảnh: Michael Amendolia)

Có rất nhiều người ở Nepal không thể tiếp cận được các cơ sở chăm sóc y tế trong khu vực của mình và chưa bao giờ nhìn thấy một bác sĩ nào trong đời. Cùng với đội ngũ của mình, Tiến sĩ Ruit đã tổ chức các trại khám mắt di động để tới được các khu vực nông thôn của Nepal và các nước láng giềng. Họ đi bộ nhiều ngày và dọn dẹp những nơi khám bệnh dã chiến như lớp học, lều, và thậm chí cả chuồng trại gia súc để làm phòng phẫu thuật mắt di động.

Họ tận tình chữa trị cho bệnh nhân mà không quản tới việc những người này có thể trả cho họ được bao nhiêu tiền viện phí

(Ảnh: Michael Amendolia)

Một bệnh nhân nghèo chưa từng nhìn thấy một vị bác sĩ nào trước đây

(Ảnh: Gemunu Aramarasinghe/Denverpost)

Gần 500 bệnh nhân khác đã đi bằng xe đạp, xe máy, xe buýt, hoặc thậm chí còn mang theo người thân của họ theo trong nhiều ngày đi đường chỉ để gặp được Tiến sĩ Ruits ở trại khám mắt di động.

Lều dã chiến của bệnh viện di động nằm ở phía nam Kathmandu.

(Ảnh: Gemunu Aramarasinghe/Denverpost)

Ông chỉ mất năm phút để thực hiện một ca phẫu thuật đục thủy tinh mà nhờ đó cuộc sống của bệnh nhẫn sẽ mãi mãi thay đổi. Một người đàn ông 80 tuổi ở Bắc Triều Tiên đã nhìn thấy được con trai của mình lại một lẫn nữa sau 10 năm bị mù hoàn toàn. Nhiếp ảnh gia người Úc Michael Amendolia, người được đi cùng tiến sĩ Ruit và các đồng nghiệp của ông từ năm 1990, đã bắt được khoảnh khắc cảm động này nhờ chiếc máy ảnh.

Người cha 80 tuổi nhìn lại được mặt con trai mình sau 10 năm mù hoàn toàn

(Ảnh: Micheal Amendolia)

Kiểm tra thị lực sau phẫu thuật

(Ảnh: Hollows.org)

Một bệnh nhân chạm thử vào mũi vị bác sĩ sau khi được phẫu thuật để chứng minh bà đã có thể nhìn trở lại

(Ảnh: Gemunu Aramarasinghe/Denverpost)

Nhiều người đã coi ông như một “Vị thần ánh sáng”. Tất cả những gì có thể miêu tả ngắn gọn về ông là một bác sĩ tốt bụng sống để phục vụ mọi người. Ông có thể đã có cuộc sống đầy đủ và sang trọng hơn, nhưng thay vào đó ông đã chọn ở lại Nepal và đi tới những vùng xa xôi nhất trên thế giới để mang lại ánh sáng cho các bệnh nhân nghèo.

“Quan niệm của tôi về sự thành công không phải là số tiền một người kiếm được, mà là tầm ảnh hưởng của cuộc đời của anh ta.” – Tiến sĩ Sanduk Ruit

Theo Elite Readers
Thu Hiền

Xem thêm:

Exit mobile version