Đại Kỷ Nguyên

Vì sao ngày xưa bà đỡ luôn giục người nhà đun nước sôi?

Chúng ta mỗi khi xem một bộ phim cổ trang có quay đến cảnh sinh nở, thường sẽ thấy bà đỡ luôn hối thúc người nhà không ngừng đun nước nóng. Điều này đã gây tò mò cho không ít người, tại sao lại phải đun nhiều nước nóng đến như vậy? Hãy cùng xem nguyên nhân của việc làm này nhé!

1. Dùng để khử trùng khi vệ sinh cho sản phụ

Người xưa sử dụng nước nóng để khử trùng, nhưng bởi vì nước sông và nước giếng có nhiều vi khuẩn nên họ phải đun sôi lên. Trong quá trình sinh nở, cần không ngừng lau chùi máu cho bà đẻ, bà đỡ cũng phải tẩy trùng đôi tay nên phải dùng nước nóng mới đảm bảo an toàn.

2. Tắm rửa cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh vừa ra đời, trên cơ thể sẽ còn nhiều các chất dính lại như vết máu, phân…Vì vậy, cần phải có nước ấm để lau rửa cho trẻ, tránh cho trẻ bị cảm lạnh.

3. Khử trùng cho chiếc kéo

Sau khi trẻ sơ sinh lọt lòng sẽ cần phải được cắt dây rốn, cho nên chiếc kéo dùng để cắt rốn này phải được khử trùng.

4. Nóng nở ra, lạnh co lại

Dùng nước ấm lau chùi sẽ khiến sản phụ được thoải mái, bởi vì nước ấm kích thích cổ tử cung mở ra sẽ thuận lợi cho việc sinh.

5. Lau mồ hôi cho sản phụ

Trong khi sinh, sản phụ sẽ chảy nhiều mồ hôi, nếu dùng nước lạnh để lau sẽ khiến cổ tử cung co lại. Trong trường hợp sinh không thuận lợi, nước lạnh còn khiến sản phụ bị cảm lạnh.

6. Tạo ra một hoàn cảnh dễ chịu

Hơi nóng của nước sẽ lan tỏa ra khắp căn phòng khiến căn phòng trở nên ấm áp hơn. Trong điều kiện không có điều hòa nhiệt độ hay quạt sưởi như ngày nay thì đây là một phương pháp rất hữu ích.

Quả thực là trong quá trình sinh nở thời xưa, không chỉ sản phụ mệt và hao tổn sức lực mà ngay cả bà đỡ cũng có phần vất vả và rất quan trọng. Trí tuệ của người xưa thật tuyệt vời phải không nào?

Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version