Đại Kỷ Nguyên

Vì sao không nên cho người khác mượn xe?

Được biết ở tỉnh Hồ Nam, nghệ nhân Quách Bưu, đã cho bạn của mình mượn xe Volvo S60 để đi tụ họp bạn bè. Anh này vì say rượu, chở người quá tải, và đi vượt tốc độ đã khiến chiếc xe bay xuống khỏi cầu vượt cao 12m, khiến 4 người trọng thương và lái xe đã chết.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Quách Bưu (người cho mượn xe) đã phải bồi thường lên đến 7 triệu tệ (tương đương 24,5 tỷ đồng), điều này nhắc nhở rằng, có xe cũng không nên cho mượn để đề phòng tai họa.

Lần nữa nhắc nhở rằng: Dù là xe gì cũng không nên cho người ngoài mượn, đặc biệt là người hay uống rượu thì càng cấm kỵ hơn.

(Ảnh: Internet)

Lời khuyên cho các bạn: Nếu như thấy bạn của mình không cho mình mượn xe không phải là họ keo kiệt, mà là chiếc xe này bạn không nên mượn. Bởi vì bạn sẽ không biết sự tình gì sẽ xảy ra sau khi bạn mượn xe, vì thế chỉ có cách duy nhất là phòng khi mà thôi.

(Ảnh: Internet)

Trường hợp 1

Tại thành phố Thạch Gia Trang, cách đây không lâu đã phát sinh vụ tai nạn nghiêm trọng. Một chiếc xe BMW x6 SUV không rõ nguyên nhân đột nhiên chạy với tốc độ cao và lao vọt lên đê. Chiếc xe bị lộn ngược, gầm xe hướng lên trên và dừng lại ở bên lề đường, chiếc xe đã bị bẹp và khiến cho 4 người tử vong.

(Ảnh: Internet)

Bi kịch hơn nữa là người lái xe cũng không phải là chủ nhân của chiếc xe đó. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, chủ nhân của chiếc xe đã bị suy sụp. Bởi người gây ra tai nạn đã chết, chủ xe không chỉ gánh chịu tổn thất về sự hỏng hóc của chiếc xe, mà còn gánh chịu tổn thất trách nhiệm bồi thường cho 4 người tử vong và phí tổn của tòa án.

(Ảnh: Internet)

Gặp phải tình huống như thế, hối hận thì đã quá muộn, bởi không suy nghĩ kỹ, đã tự hại chính mình, người thân cũng vì thế mà chịu vạ lây.

(Ảnh: Internet)

Trường hợp 2

Trong lúc tiệc tùng người này đã cho bạn mượn xe để đi đón người, người bạn vì say rượu đã gây ra tai nạn khiến 1 người chết, 3 người bị thương nặng. Sau khi tai nạn xảy ra, cơ quan công an đã phán quyết cho lái xe bị tù 8 năm, chủ nhân của chiếc xe cũng phải gánh chịu trách nhiệm do đã cho người uống rượu mượn xe. Quan tòa phán quyết cho chủ nhân của chiếc xe phải chịu phạt 6 triệu tệ tiền bồi thường.

Các bạn hãy nhớ, đưa xe cho người uống rượu điều khiển, công ty bảo hiểm sẽ không trả một đồng nào. Vậy là tội càng thêm tội, chính mình phải ngậm quả đắng, cái giá phải trả cho việc cho mượn xe là quá lớn.

(Ảnh: Internet)

Người đem xe cho người khác mượn, nếu như phát sinh sự cố, sẽ phải chịu hậu quả:

1. Cho người thiếu trách nhiệm mượn xe, nếu không có tai nạn xảy ra thì không vấn đề gì. Nhưng khi phát sinh tai nạn gây tử vong,  thì chủ xe phải gánh trách nhiệm, đặc biệt là trên xe có người bị thương. Nếu chủ xe gây tai nạn thì cơ quan bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả cho 1 người bị thương. Nhưng nếu người lái không phải chủ xe thì cơ quan bảo hiểm không trả một đồng nào, lúc này chủ nhân của chiếc xe phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.

(Ảnh: Internet)

2. Nếu điều khiển xe trong tình trạng say rượu thì công ty bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm. Vì thế chủ nhân lái xe sau khi uống rượu phải tự chịu tổn thất nếu có tai nạn xảy ra.

3. Nếu như người điều khiển xe gây tai nạn, đối với các thành viên trong gia đình sẽ không nhận được bồi thường từ cơ quan bảo hiểm, trừ khi chủ nhân của chiếc xe mua bảo hiểm cho cả thành viên trong gia đình. Những trường hợp sẽ không được nhận bồi thường như: Người lái không có giấy phép lái xe hay bỏ trốn v.v.. Trong trường hợp này chủ nhân tự phải đứng ra bồi thường.

4. Cho người khác mượn xe, cho người khác lái, nếu xảy ra tai nạn, người lái và người mượn không có khả năng bồi thường hoặc không chịu bồi thường thì chủ nhân của xe vẫn phải gánh trách nhiệm bồi thường.

5. Nếu như biết rõ người mượn xe không có giấy phép lái xe, hoặc biết người này lái xe ẩu, lái xe không an toàn ví như uống rượu trước khi điều khiển, hoặc người bị nghiện. Nếu đưa xe cho họ lái, khi xảy ra tai nạn thì trách nhiệm của chủ xe còn lớn hơn, thì việc bồi thường còn không đơn giản nữa.

Nếu muốn cho mượn xe thì cần phải ký một hiệp ước!

(Ảnh: Internet)

Không nên ngại vì là bạn thân mà bỏ qua, vẫn phải ký một hiệp ước mượn xe. Nếu ký vào biên bản này rồi thì người mượn sẽ có trách nhiệm với chiếc xe hơn và với sự an toàn khi cầm lái. Nếu không may xảy ra tình huống gây tai nạn, tránh được việc đôi co với nhau gây mất thiện cảm. Người mượn xe nên chủ động nhắc tới ký hiệp ước này để biểu lộ thành ý, tránh cho bạn mình phải e ngại.

Bí kíp cự tuyệt cho mượn xe

1. Thỉnh thoảng nói vơi mọi người, xe của mình là bảo bối, người khác không được động vào, ngay cả vợ tôi cũng không được động vào huống chị người ngoài. Người khác nghe thấy sẽ hiểu, tự nhiên sẽ không mở miệng mượn nữa.

(Ảnh: Internet)

2. Nói là vợ mình quản rất nghiêm, cho mượn xe thì đừng về nhà nữa. Đôi khi đưa vợ làm tấm lá chắn, người ngoài tự nhiên không muốn phá hỏng tình cảm vợ chồng người khác cũng sẽ không mượn xe của bạn nữa.

(Ảnh: Internet)

3. Trang bị thêm chìa khóa vân tay, chỉ mình mới có thể mở, mọi người nếu biết cũng sẽ không hỏi mượn nữa.

Chúng ta hãy nhớ kỹ, không nên cho người ngoài mượn xe đặc biệt là người thích uống rượu lại càng không thể cho mượn.

Xe hỏng có thể sửa, dầu hết có thể đổ thêm, nhưng người mất thì không thể cứu vãn. Ngoài ra nó còn liên quan đến kiện tụng pháp luật, liên quan đến bồi thường. Vì thế trước khi mượn hãy nghĩ đến hoàn cảnh gia đình mình trước, nghĩ đến an toàn cho bạn mình. Dù không cho mượn xe, bạn của bạn cũng sẽ hiểu.

Mất lòng trước được lòng sau, chúng ta không nên chờ đến khi tai nạn xảy ra rồi mới thấy hối tiếc!

San San

Theo Meirihaowen

Xem thêm:

Exit mobile version