Đại Kỷ Nguyên

Triết lý sống Wabi Sabi của người Nhật: Sự hoàn hảo vốn không tồn tại, đừng tự làm khó mình khó người!

Theo triết lý Wabi-Sabi, trên đời chẳng có thứ gì là hoàn hảo, một chiếc bình vỡ cũng có vẻ đẹp riêng, một nếp nhăn cũng là cả câu chuyện dài…

Để giải nghĩa Wabi-Sabi rất phức tạp bởi nó không được trực tiếp ra một ngôn ngữ khác. Thế nhưng, Leonard Koren, tác giả của cuốn sách về Wabi-Sabi cho rằng nó hướng chúng ta tới suy nghĩ rằng chẳng có gì hoàn thiện 100%, chẳng có gì tồn tại mãi mãi và quan trọng nhất là chẳng có gì thứ hoàn hảo.

(Ảnh: pinterest)

Wabi-Sabi lần đầu xuất hiện vào thế kỉ 15, khi đó con người chưa có siêu thị, các sản phẩm hàng hoá đều được làm thủ công, và tất nhiên chúng đều có khuyết điểm. Wabi-Sabi hướng con người tới việc cảm nhận cái đẹp của những khiếm khuyết đó, nhìn ra mặt còn lại của vấn đề.

Với triết lý Wabi-Sabi, cho dù mọi thứ có tệ hại tới mức nào, ta vẫn luôn nhìn được vẻ đẹp riêng của nó và cho dù mọi thứ có hoàn hảo ra sao, nó vẫn tồn tại khuyết điểm. Cũng giống như chuyện về những nếp nhăn nơi khóe mắt, nó khiến gương mặt trông xấu đi, nhưng đó chính là từ những nụ cười rạng rỡ chúng ta từng trải qua. Tác giả của những nếp nhăn kia chính là rất nhiều những quãng thời gian hạnh phúc trong đời người.

(Ảnh: pinterest)

Trong cuộc sống, có lẽ ai cũng muốn đi tìm thứ hoàn hảo, thứ tuyệt vời, một thứ gì đó khiến bản thân có có thể tự hào mỗi khi nghĩ tới. Thế nhưng, theo triết lý Wabi-Sabi, đằng sau vẻ hào nhoáng bao giờ cũng là một sự thật đau lòng, và dù muốn hay không, bạn đều phải đánh đổi. Ví dụ như, khi bạn cố gắng làm tốt công việc của mình, bạn sẽ gặt hát được nhiều thành công, được nhiều người ngưỡng mộ. Thế nhưng, bạn sẽ chẳng có thời gian để nghỉ ngơi và dành cho gia đình. Như vậy, nếu áp dụng Wabi-Sabi, bạn sẽ biết chấp nhận sự thật “không có gì là hoàn mỹ” và có cái nhìn khác hơn về cuộc sống.

(Ảnh: trippingbites)

Trong cuốn sách về Wabi-Sabi, Leonard Koren cũng nói: “Hãy quên đi những thứ hoàn mỹ mà bạn vẫn thường mơ tưởng, một chiếc bình đẹp nhất cũng có vết nứt, vết nứt có thể đưa ánh sáng lọt vào. Quan điểm của Wabi-Sabi không ép bạn phải chấp nhận hay sống chung với những thứ không hoàn thiện, Wabi-Sabi nói về những thứ không hoàn thiện vì nó là sự thật, nó luôn ở đó và bạn hãy tập làm quen dần với nó đi”.

Hiểu được Wabi-Sabi cũng như việc thấu hiểu và chấp nhận bản thân không hoàn hảo. Từ bi với chính mình, đừng sốt sắng cố gắng thay đổi chính mình rồi trở thành một ai đó hoàn toàn không phải bạn.

(Mike Sturm)

Ngày nay, khi mà cuộc sống hiện đại ngày càng khiến người ta sống nhanh, sống vội thì sự hiện hữu của Wabi-Sabi chính là đại diện cho sự quý giá của trí tuệ con người. Khi con người biết coi trọng sự yên tĩnh, hài hòa, những vẻ đẹp giản đơn và sự không hoàn hảo, họ sẽ được thư giãn giữa thế giới hiện đại ồn ào, bận rộn, bởi Wabi-Sabi cho phép bạn nắm bắt sự hoàn hảo trong sự không hoàn hảo của bạn. Wabi-Sabi cho phép bạn là chính mình.

Thay vì vội vã đi tìm những thứ “không hề tồn tại”, tại sao chúng ta không tiếp nhận triết lý đơn giản này, trân trọng những đơn thuần đang hiện hữu. Có lẽ cuộc sống này vốn dĩ đã đẹp rồi, chỉ là chúng ta có nhận ra hay không mà thôi.

Bạn đang đọc bài viết: “Triết lý sống Wabi Sabi của người Nhật: Sự hoàn hảo vốn không tồn tại, đừng tự làm khó mình khó người!” tại chuyên mục Đời Sống của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: dkn.doisong.giaoduc@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn!

Exit mobile version