Đại Kỷ Nguyên

Tiến sĩ thành danh vì luận án ‘người hạnh phúc là như thế nào’ và kết quả gây bất ngờ sau 20 năm

Hạnh phúc là gì? Cảm giác hạnh phúc được đến từ đâu? Đây là câu hỏi mà không ít người phải dành cả đời để tìm kiếm đáp án. Và câu trả lời đã được hé lộ trong một nghiên cứu trong hơn 20 năm.

Tháng 4/1988, khi đó Tiến sĩ Howard Dickinson thuộc khoa triết học Đại học Columbia, Mỹ vừa mới 24 tuổi đã tiến hành một cuộc điều tra với 121 người được cho là hạnh phúc nhất lúc bấy giờ. Trong quá trình điều tra Tiến sĩ Howard Dickinson phát hiện rằng trong số 121 người được cho là người hạnh phúc nhất lúc bấy giờ được chia ra làm 2 loại. Một loại là những người bình thường, họ có cuộc sống bình dị như bao người khác trong cuộc sống, một loại là những người thành công có năng lực kiệt xuất. Nhưng rồi 20 năm sau, Tiến sĩ Howard Dickinson tiến hành điều tra lại cuộc sống của 121 người này thì kết quả nhận được khiến ông không khỏi bất ngờ…

Cảm giác hạnh phúc của con người được quyết định bởi điều gì?

Tiến sĩ Howard Dickinson tiến hành điều tra lại cuộc sống của 121 người này thì kết quả nhận được khiến ông không khỏi bất ngờ…

Tháng 4/1988, khi đó Tiến sĩ Howard Dickinson mới vừa 24 tuổi, đến từ khoa triết học Đại học Columbia, Mỹ. Khi làm luận văn tốt nghiệp, Tiến sĩ Howard Dickinson lấy tiêu đề luận án: “Hạnh phúc của con người được quyết định bởi điều gì?”. Để hoàn thành luận án này, ông đã gửi tổng cộng 10.000 tờ câu hỏi điều tra, trong tờ điều tra ông đưa ra rất nhiều câu hỏi chi tiết đến hoàn cảnh cá nhân, ngoài đó ra thì còn 5 câu hỏi sau:

  1. Vô cùng hạnh phúc.
  2. Hạnh phúc.
  3. Bình thường.
  4. Đau khổ.
  5. Vô cùng đau khổ.

Sau hơn 2 tháng, ông nhận được hơn 5.200 kết quả hồi đáp, sau khi thống kê, chỉ có vẻn vẹn 121 người nhận định bản thân là người vô cùng hạnh phúc. Tiếp theo đó, ông lại tiến hành điều tra chi tiết 121 người này. Ông phát hiện trong 121 người này thì có 50 người được cho là thành công trong sự nghiệp, có cuộc sống hạnh phúc tại thành phố, cảm giác hạnh phúc của họ là đến từ sự thành công trong sự nghiệp. Còn lại, 71 người là những người làm công việc bình thường như chăm sóc gia đình, bán rau, là nhân viên công ty, thậm chí có người sống bằng nghề ăn xin hay trợ cấp xã hội. Họ là những người có những công việc bình thường và cuộc sống thanh đạm, vậy tại sao họ lại hạnh phúc như vậy?

Còn lại, 71 người là những người làm công việc bình thường như… vậy tại sao họ lại hạnh phúc như vậy?

Sau nhiều lần tiếp xúc, nói chuyện với 71 người này, Tiến sĩ Howard Dickinson phát hiện một điều, họ có một điểm chung, đó là họ chỉ có công việc bình thường và không có quá nhiều yêu cầu đối với nhu cầu vật chất. Họ chọn sống một cuộc sống thanh đạm; tuy cuộc sống khó khăn nhưng họ vẫn vui vẻ với nó. Điều họ truy cầu là đạo nghĩa, họ dùng tiêu chuẩn đạo đức cao để làm người, họ an nhiên tự tại trong mỗi một thời khắc của cuộc sống.

Kết quả như vậy khiến cho Tiến sĩ Howard Dickinson đưa đến một kết luận: Trên thế giới này có 2 loại người hạnh phúc:

  1. Những người bình thường sống thanh bạch, an nhiên tự tại.
  2. Những người nổi danh thành công kiệt xuất.

Nếu bạn là một người bình thường, bạn có thể thông qua việc tu dưỡng bản thân, buông bỏ dục vọng thì hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn. Còn nếu bạn là người kiệt xuất, bạn có thể thông qua việc chinh phục khó khăn phía trước, đi đến thành công để gặt hái được hạnh phúc cho mình.

Khi luận án được trình lên, những người dẫn dắt Tiến sĩ Howard Dickinson lúc bấy giờ vô cùng thích thú. Kết quả, luận án của Tiến sĩ Howard Dickinson được đánh giá là một luận án xuất sắc.

Sau khi tốt nghiệp, Tiến sĩ Howard Dickinson ở lại trường làm giảng viên đại học. Thời gian thấm thoắt qua đi, thoáng chốc đã hơn 20 năm, giờ đây ông đã trở thành một Giáo sư nổi tiếng của Mỹ. Tháng 6/2009, trong một lần ngẫu nhiên, ông tình cờ mở lại luận án tốt nghiệp năm xưa, một cảm giác hiếu kỳ khiến ông muốn tìm hiểu 121 người năm xưa được cho là rất hạnh phúc bây giờ ra sao? Họ có còn hạnh phúc hay không? Hay cảm giác về hạnh phúc của họ có còn mãnh liệt như trước hay không? Mang tâm trạng hiếu kỳ đó, ông tiến hành liên hệ và điều tra lại với 121 người năm xưa.

Theo kết quả phản hồi, trong 71 người nằm trong số những người có cuộc sống bình thường nhưng hạnh phúc đó thì ngoài 2 người đã qua đời còn lại 69 người vẫn còn sống và phản hồi lại cho ông. Suốt hơn 20 năm qua, những người này vẫn luôn giữ đúng quan niệm của mình không thay đổi. Trong số họ có người đã thành công trong cuộc sống, có người vẫn tiếp tục cuộc sống bình lặng của mình trong thanh đạm, cũng có người đang mắc bệnh, cuộc sống thiếu thốn, nhưng tuyệt nhiên lựa chọn của họ không hề thay đổi, họ vẫn luôn cảm thấy bản thân mình “Vô cùng hạnh phúc”.

Suốt hơn 20 năm qua, những người này vẫn luôn giữ đúng quan niệm của mình không thay đổi.

Ngược lại, 50 người trong số thành công năm xưa có một sự thay đổi vô cùng lớn. Trong đó có 9 người thì sự nghiệp ổn định, thuận buồm xuôi gió, họ vẫn kiên trì với lựa chọn “Vô cùng hạnh phúc” của mình, 23 người lựa chọn “Bình thường”, 16 người sự nghiệp điêu đứng, thậm chí là phá sản cho nên họ lựa chọn “Đau khổ”. Còn 2 người họ lựa chọn “Vô cùng đau khổ”.

Sau khi có được kết quả như vậy, Tiến sĩ Howard Dickinson đã đắn đo suy nghĩ rất lâu về vấn đề này. Hai tuần sau, ông quyết định đăng luận án “Hạnh phúc của con người được quyết định bởi điều gì?” lên tạp chí danh tiếng “Thời báo Washington”. Trong luận án, ông đã trình bày rõ kết quả điều tra của 2 loại người hạnh phúc này.

Cuối luận án ông viết: Hạnh phúc có được nhờ vào địa vị và vật chất là thứ hạnh phúc mong manh không có sự bền vững. Khi địa vị và vật chất không còn thì hạnh phúc cũng ra đi cùng với nó. Chỉ có những người có được hạnh phúc nhờ vào sự tu dưỡng của bản thân, buông bỏ dục vọng khiến cho tâm hồn trở nên thăng hoa, đó mới là thứ hạnh phúc lâu bền. Cho nên, tu dưỡng tâm hồn mới là khởi nguồn của hạnh phúc.

Chỉ có những người có được hạnh phúc nhờ vào sự tu dưỡng của bản thân, buông bỏ dục vọng khiến cho tâm hồn trở nên thăng hoa, đó mới là thứ hạnh phúc lâu bền.

Sau khi luận án của Tiến sĩ Howard Dickinson được đăng lên, nó đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người, chỉ riêng trong một ngày hôm đó, toà soạn đã phải in tới 6 lần mới đủ cho mọi người đọc.

Sau khi đọc và suy nghĩ về vấn đề này, nhiều người bừng tỉnh và hiểu ra “Hàm nghĩa chân chính của hạnh phúc là gì?”

Có lẽ, chỉ khi nào chúng ta thực sự thay đổi nhân sinh quan, thì ta mới có một cái nhìn sâu sắc, chính xác nhất về hạnh phúc. Chỉ khi nào chúng ta hiểu được hàm nghĩa chân chính về niềm vui trong cuộc đời mình, khi ấy chúng ta mới có những bước đi chính xác và sáng suốt trong cuộc đời. Hạnh phúc vẫn luôn đến từ trong tâm…

Tây Phong

Exit mobile version