Đại Kỷ Nguyên

Thiếu kinh nghiệm thực tiễn để chinh phục nhà tuyển dụng, làm sao để vượt qua ‘ải’ này?

Khi còn là sinh viên, bạn chắc hẳn luôn muốn thử sức mình với một công việc bán thời gian hoặc làm thực tập sinh cho một doanh nghiệp nào đó để tích lũy kinh nghiệm. Thế nhưng, thiếu kinh nghiệm thực tiễn dường như là một trở ngại khá lớn của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ khúc mắc này, biết lựa chọn những vị trí phù hợp để có thể phát huy hết khả năng của mình.

1. Bắt đầu bằng công việc không lương

Chúng ta phải chấp nhận những làm những công việc không lương khi mới xây dựng sự nghiệp cho riêng mình để tích lũy những kinh nghiệm quý báu. Thực tế, khoảng thời gian này sẽ rất đáng quý với bạn, vì bạn có thể học được rất nhiều kĩ năng cũng như kiến thức từ những người giám sát và hướng dẫn mình. Và đây chính là “tiền lương” xứng đáng nhất dành cho bạn.

Để tìm được một vị trị thích hợp, bạn có thể tham khảo những bước dưới đây:

– Xác định ngành nghề

Hãy xác định lĩnh vực mà bạn muốn phát triển sự nghiệp lâu dài, và tìm tất cả những thông tin tuyển dụng liên quan.

– Chọn công việc bạn yêu thích, sau đó tìm hiểu các trường hợp ứng tuyển thành công của một vài vị trí khác nhau.

Tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước luôn rất cần thiết. Bạn có thể học hỏi được rất nhiều điều từ họ, khiến hồ sơ xin việc của bạn hoàn thiện hơn.

– Ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh có lương hoặc không có lương: Nên đi thực tập sớm nhất có thể. Sử dụng các trang web được nhiều doanh nghiệp sử dụng, chẳng hạn như Vietnamworks hoặc trang web tuyển dụng của công ty để biết thêm thông tin tuyển dụng.

– Bắt đầu từ vị trí tình nguyện viên: Công việc tình nguyện viên của một số ngành nghề chẳng hạn như tổ chức phi chính phủ hoặc y tế thường có giá trị tương đương với chứng nhận thực tập.

Kinh nghiệm trong những lĩnh vực này cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong sơ yếu lý lịch sau này, vì bạn sẽ rèn giũa cho mình rất nhiều kĩ năng mềm cần thiết.

– Tiếp tục công việc thực tập sinh và tình nguyện viên cho đến khi được nhận làm chính thức.

Nếu bạn tỏ ra cố gắng, chăm chỉ và trung thành với công ty trong khoảng thời gian thực tập, rất có thể bạn sẽ được trao cho cơ hội làm việc lâu dài trong công ty.

2. Xác định kỹ năng cần có

– Liệt kê các kỹ năng bạn có phù hợp với công việc ứng tuyển, bao gồm kinh nghiệm có được từ các công việc trước đây.

– Thuyết phục nhà tuyển dụng những kinh nghiệm này có ích như thế nào đối với công việc mà bạn ứng tuyển.

Bạn nên nhớ, nhà tuyển dụng sẽ chỉ chọn những ứng viên họ cho rằng phù hợp với văn hóa của công ty và vị trí ứng tuyển. Vậy nên, hãy dùng những ví dụ và dẫn chứng về khả năng của bản thân mình có liên quan đến yêu cầu của vị trí bạn ứng tuyển. Nên nói gắn gọn, dễ hiểu và chặt chẽ, không nên quá dài dòng hay lan man.

3. Thành tựu

Kể ra các thành tựu và khen thưởng bạn đạt được trong quá trình đi làm trước đây và giải thích cho nhà tuyển dụng những điều này đã giúp đỡ bạn trong công việc như thế nào.

4. Viết CV hiệu quả

Viết sơ yếu lý lịch theo trình tự thời gian là cách thường được sử dụng nhiều, tuy nhiên đây không phải là một cách hữu hiệu khi muốn thử sức với ngành nghề mới. Tốt hơn hết là sắp xếp kinh nghiệm làm việc đi cùng kỹ năng, bằng cấp với kinh nghiệm thực tiễn.

Thông tin về bản thân, chẳng hạn như số điện thoại là điều không thể thiếu trong CV. Sau đó tóm tắt ngắn gọn lý do lựa chọn công việc này và khả năng của bạn trong 2-3 câu.

Chức vụ bạn nắm giữ ở các tổ chức trong trường có thể giúp bạn thiết lập mạng lưới quan hệ và chứng minh sự cống hiến của bạn trong công việc.

Bạn nên chọn những từ “đắt” để miêu tả kỹ năng hay những gì bạn đã làm được trong quá khứ, vì nhà tuyển dụng chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn lướt qua CV của bạn. Hãy làm cho họ ấn tượng với bạn bằng những thông tin chính.

5. Định hướng tìm kiếm công việc

Sử dụng các trang web tuyển dụng như Vietnamworks, CareerBuilder, vieclam24h để tìm kiếm các công việc với vị trí học việc. Xác định phạm vi tìm kiếm ở mức từ 0 đến 2 năm kinh nghiệm.

Ngoài ra, hãy để ý tới các mối quan hệ xung quanh bạn. Chúng không chắc sẽ cho bạn một công việc nhưng có thể giúp bạn có cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn.

Thuyết phục nhà tuyển dụng cho bạn cơ hội phỏng vấn bằng cách cho họ thấy bạn có thể học hỏi nhanh chóng.

Khi bạn may mắn được nhận vào một vị trí bán thời gian, hãy nắm bắt cơ hội này. Bắt đầu bằng công việc bán thời gian, sau đó tìm kiếm công việc toàn thời gian khi bạn đã có kinh nghiệm và sự trưởng thành.

Tham khảo Wikihow

Thảo Ngân  

Xem thêm:

Exit mobile version