Đại Kỷ Nguyên

Vì sao phụ nữ thèm những món ăn “kỳ quái” trong lúc mang thai?

Trong lúc mang thai, nhiều phụ nữ “phát sinh” những sở thích ăn uống khác lạ. Thường thì đó là vì cơ thể thiếu chất gì đó, nhưng một số trường hợp lại vô cùng “kỳ quái” đặc biệt: thích ăn những thứ không có giá trị dinh dưỡng, thậm chí là không được ăn.

Mang thai là thời gian phụ nữ thèm ăn rất nhiều thứ do nghén. Đa số phụ nữ thích thực phẩm khác nhau như khế chua, kem, kẹo ngọt, thịt… trong đó có rất nhiều món mà có thể bạn không hề yêu thích trước đó.

Có những trường hợp vô cùng kỳ lạ, đó là họ lại có cảm giác thèm ăn những món lạ, món có rất ít hoặc không có chất dinh dưỡng, có hại cho cơ thể như giấy, đá, gỗ, bùn, xăng dầu, thậm chí là than… Những người này có thể mắc chứng Pica. Hội chứng thèm ăn này thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra với phụ nữ mang thai.

Cô Michaela Martin – một phụ nữ 23 tuổi sống tại Wanganui (New Zealand) đã thổ lộ trên mạng xã hội về sở thích kỳ lạ của chị và sự không thể cưỡng lại mùi vị của bột giặt trong suốt thời gian mang thai đứa con thứ hai. Tờ Daily Mail và nhiều báo khác đã đăng tải câu chuyện kỳ lạ này.

Cô Macheala đã thử nếm bột giặt với các đầu ngón tay ướt nhúng vào hũ bột giặt rồi cho vào miệng (Ảnh: qua Daily Mail)

Nhiều người có thể lầm tưởng việc thèm ăn bột giặt của Michaela là do quá trình mang thai, các hormon trong cơ thể bị thay đổi, chị bị mắc phải chứng nghén giống như nhiều phụ nữ mang thai khác vẫn gặp phải. Tuy nhiên, các nhà khoa học Úc cho rằng tình trạng của Michaela không phải là nghén thông thường, mà là một hội chứng có tên khoa học là hội chứng Pica. Hội chứng kỳ lạ này đã khiến cô có cảm giác về mùi vị khác biệt với trước đây và đó chính là nguyên nhân dẫn tới việc cô thèm ăn những chất vô dinh dưỡng và độc hại như bột giặt quần áo.

Các biểu hiện của hội chứng Pica ở Michaela bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ khi mỗi lần tiếp xúc với bột giặt, cô có cảm giác thèm ăn vô cùng. Cảm giác thèm bột giặt ngày càng tăng lên khi Michaela thử liếm một ít bột giặt trên đầu ngón tay của mình. Những ngày tiếp sau đó, Michaela bắt đầu từ việc chấm mút cho tới việc ăn bột giặt thực sự.

Để ngăn sự thèm ăn bột giặt có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đứa trẻ trong bụng, Michaela đã cố ăn và nhai ngũ cốc thay cho bột giặt, song cô chỉ có cảm giác muốn nôn ra khi phải ăn các thực phẩm mà trước đây cô vẫn ăn.

Vị giác của Michaela với bột giặt ngày càng tăng lên, cô thèm ăn nhiều loại bột giặt hơn và thậm chí, thời gian sau đó khi cô bị cuốn hút với các mùi vị khác như mùi vị của nước lau sàn, nước rửa bát… Tuy nhiên, Michaela cố giữ cho mình không thử ăn những loại dung dịch đó vì sợ rằng chứng thèm ăn những thứ quái đản này gây hại cho sức khỏe của bản thân và đứa con trong bụng.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hội chứng Pica thường xảy ra ở những phụ nữ mang thai thiếu sắt. Mẹ bầu thiếu vitamin hay khoáng chất cũng có cảm giác thèm ăn những thứ lạ lùng. Chính vậy, các bà mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng khi mang thai.

Làm thế nào khi bị hội chứng Pica?

Các ông chồng nên thông cảm và động viên vợ trong thời gian mang thai (Ảnh: Internet)

Khi có cảm giác thèm những thứ không ăn được, mẹ bầu đừng lo lắng bởi nó là hiện tượng bình thường trong thời kỳ mang thai. Hãy thông báo cho bác sĩ về tình hình của mình để có hướng giải quyết.

Một số cách dưới đây có thể giúp bạn kiềm chế cơn thèm ăn:

Phụ nữ mang thai là thiên chức cao cả và thiêng liêng, họ cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong suốt thời gian 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau. Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích để bổ sung kiến thức thai phụ và thể hiện sự đồng cảm với các bà mẹ của chúng ta.

Theo VNE

Hoàng Kỳ

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version