Đại Kỷ Nguyên

Vi rút chết người MERS là gì? Phòng tránh thế nào?

Vi rút gây bệnh MERS (Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông) được cho là nguy hiểm ngang với SARS, mặc dù tốc độ lây lan không nhanh chóng như vậy. Hiện nay đều chưa có giải pháp điều trị cho bệnh nhân MERS, đó dó bạn nên nắm một số nguyên tắc cơ bản để hạn chế rủi ro.

MERS là gì? Nước nào đã có bệnh nhân MERS?

Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông hay còn gọi là MERS (Middle East Respiratory Syndrome) là bệnh gây ra bởi một loại vi rút corona (MERS-CoV), cùng họ với vi rút đã gây ra bệnh SARS vào năm 2003. Mức độ lây lan của MERS không như SARS nhưng độ nguy hiểm không kém, tỉ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 40%.

Bệnh MERS được ghi nhận lần đầu tại Ả Rập Saudi vào tháng 9/2012, nhưng sau đó các quan chức y tế xác định lại rằng vào tháng 4/2012 đã có người bị MERS tại Jordan. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến cuối tháng 5/2015 đã có 1.119 trường hợp nhiễm MERS-CoV được ghi nhận, trong đó ít nhất 423 người đã tử vong.

Số người nhiễm MERS thuộc về 25 quốc gia, bao gồm 9 nước khu vực Trung Đông, 9 nước châu Âu, 3 quốc gia châu Phi, 1 quốc gia châu Mỹ (Mỹ) và 3 quốc gia châu Á (Malaysia, Philippines và Hàn Quốc). Xuất phát điểm, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có liên quan đến các nước gần và trong bán đảo Ả Rập, do đó tên gọi Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông – MERS được đặt cho căn bệnh này.

Mới đây nhất, Hàn Quốc ghi nhận có 7 bệnh nhân bị nhiễm MERS-CoV. Trung Quốc cũng báo cáo có 1 trường hợp.

Các bác sĩ đang thăm hỏi một bệnh nhân nhiễm virus MERS tại Hàn Quốc (Nguồn: www.worldbulletin.net)

Tại Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào nhưng ngày 22/5, Bộ Y tế cũng đã ra công điện khẩn yêu cầu tăng cường phòng lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này.

Triệu chứng và biến chứng

Bất kỳ người nào, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi đều có thể bị MERS. MERS-CoV lây lan từ người bệnh sang người khác qua tiếp xúc gần, như chăm sóc hoặc sống chung với người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, không có bằng chứng về việc duy trì lan truyền trong môi trường cộng đồng.

Hầu hết bệnh nhân MERS phát triển bệnh hô hấp cấp tính nặng với các triệu chứng sốt, ho và khó thở.

Một số người cũng có triệu chứng về tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Đối với nhiều người bị MERS, có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm phổi và suy thận. Khoảng 3 – 4 trong số 10 người bị MERS đã chết. Một số người bị nhiễm bệnh có triệu chứng nhẹ (giống như cảm lạnh) hoặc không có triệu chứng gì cả thì đã hồi phục.

Theo quan sát của các chuyên gia, người sẵn có vấn đề sức khỏe từ trước, bao gồm bệnh tiểu đường, ung thư, phổi mãn tính, tim và bệnh thận, hoặc có hệ miễn dịch suy yếu thì sẽ có nguy cơ nhiễm MERS-CoV cao hơn, hoặc bị nặng hơn.

Thời gian ủ bệnh cho MERS (thời gian từ khi một người tiếp xúc với MERS-CoV đến khi bắt đầu có triệu chứng) thường là khoảng 5 – 6 ngày, nhưng có thể dao động 2-14 ngày.

Biện pháp phòng ngừa MERS

Hiện nay, không có giải pháp đặc biệt hoặc vắc-xin để phòng ngừa nhiễm MERS-CoV.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo mọi người tự bảo vệ mình khỏi căn bệnh này thông qua hoạt động phòng ngừa hàng ngày:

Đặc biệt lưu ý nếu ban đang chăm sóc hoặc sống chung với người đã được chẩn đoán nhiễm MERS-CoV. Khi có biểu sốt và các triệu chứng bệnh đường hô hấp, như ho hoặc khó thở, trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với người hoặc đi từ các nước trong hoặc gần bán đảo Ả Rập, hoặc thì nên gọi nhờ trung tâm y tế hỗ trợ khám thêm.

Điều trị MERS như thế nào?

Không có điều trị cụ thể được đề nghị cho các bệnh nhân nhiễm MERS-CoV. Người mắc bệnh có thể được chăm sóc y tế để giúp giảm bớt các triệu chứng. Đối với những trường hợp nặng, điều trị hiện nay bao gồm chăm sóc để hỗ trợ các chức năng cơ quan trọng yếu.

Thận trọng khi tiếp xúc với lạc đà

Vi rút gây bệnh MERS đã được tìm thấy trong một số lạc đà, và một số bệnh nhân cho hay trước đó đã tiếp xúc với những con lạc đà. Tuy nhiên, cách lây nhiễm từ lạc đà sang người chưa được tìm hiểu rõ.

(Ảnh: yamkin.wordpress.com)

Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo bất cứ ai đến thăm trang trại, chợ, nhà kho, hoặc những nơi khác, nơi mà động vật có mặt đều cần thực hành các biện pháp vệ sinh chung, bao gồm cả việc rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào động vật, và tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh. Đồng thời cũng nên tránh tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc nấu chưa chín.

Những người có bệnh tiểu đường, suy thận, hoặc bệnh phổi mạn tính và những người bị suy yếu hệ miễn dịch thuộc nhóm có nguy cơ cao hơn, được khuyến cáo:

Vi rút MERS-CoV được đánh giá nguy hiểm ngang với SARS, mặc dù tốc độ lây lan không nhanh chóng như vậy. Tổn thất về người và của do bệnh SARS mang lại là bao nhiêu vẫn chưa ước tính hết được, lý do một phần là vì chính quyền Trung Quốc đã không báo cáo chân thực về diễn tiến và tình hình thực tế của SARS vào thời điểm đó, thậm chí là sau đó.

Phòng vẫn hơn chống, bạn nên lưu ý tăng cường chăm sóc sức khỏe bản thân, tăng cường miễn dịch, từ đó hạn chế được nguy cơ mắc bệnh hoặc tổn thất mà MERS có thể gây ra.

Mạnh Lạc

Xem thêm:

Exit mobile version