Đại Kỷ Nguyên

Trị dứt bệnh bạch hầu nhờ bài thuốc nam 1 vị duy nhất, lại dễ tìm

Các ổ dịch bạch hầu hiện đã xuất hiện một số tỉnh thành như Quảng Nam, Nha Trang gây ra một số trường hợp tử vong đáng tiếc. Vì vậy nhận biết và điều trị sớm là điều cấp thiết hiện nay.

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.

Bệnh bạch hầu thường gặp ở trẻ nhỏ (Ảnh: qua mecuben.com)

Nhận biết dấu hiệu nhiễm bệnh bạch hầu

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Bệnh bạch hầu thường gặp với những triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc dai, dính, dễ chảy máu.

Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện bệnh. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu khó thở, khó nuốt. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày. Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt.

Bệnh có 4 thể lâm sàng: bạch hầu họng thể thông thường (70%), bạch hầu ác tính, bạch hầu thanh quản (26%) và bạch hầu mũi (4%).

Bạch hầu mũi: Thường bắt đầu bằng chảy nước mũi nhẹ một hoặc hai bên, kéo dài mấy ngày liền, có khi nước mũi lẫn máu làm loét môi và có mùi hôi. Triệu chứng toàn thân có thể nhẹ nhưng vẫn có thể hình thành một màng ở vách mũi. Bệnh thường gặp ở trẻ còn bú.

Bạch hầu họng: Trẻ đột ngột đau họng, nhức đầu và khó chịu, đồng thời mạch quá nhanh so với tình trạng sốt nhẹ. Khám họng có thể dễ dàng nhìn thấy màng giả màu trắng xám ở họng. Nếu bóc lớp màng này sẽ gây chảy máu (đó chính là một đặc điểm của màng giả bạch hầu).

Bệnh bạch hầu ở họng (Ảnh: qua tamuihongsaigon.com)

Bạch hầu thanh quản: Thường do bạch hầu họng lan xuống, bệnh gặp ở trẻ còn bú. Triệu chứng bắt đầu là tiếng ho khàn, rồi thở rít, co kéo hõm ức, vẻ mặt sợ hãi. Dấu hiệu khó thở ngày càng tăng, nếu không xử lý kịp có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cách phòng chống:

Nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh vẫn có thể mắc bệnh. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Bài thuốc Đông y điều trị bạch hầu

Dùng rễ cỏ xước tươi (ngưu tất nam) 100 gam, cho nước sắc lấy 150 ml, để nguội, uống làm nhiều lần trong ngày.

Hình ảnh cỏ xước. (Ảnh dẫn theo Youtube)

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây cỏ Xước: Cỏ Xước thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao 1m. Lá mọc đối, có cuống, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá. Cỏ Xước mọc hoang khắp nơi trong cả nước.

Cách trồng cây cỏ Xước: Cỏ xước được trồng bằng rễ củ.

Bộ phận dùng, chế biến của cây cỏ Xước: Rễ củ của cỏ Xước, rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng 1 – 2mm, sấy khô.

Theo Đông y, cỏ xước có vị chua, đắng, tính bình (có tài liệu nói tính mát), tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm lưu thông huyết, còn có khả năng chống viên tốt ở giai đoạn mạn và cấp tính, tác dụng bổ gan thận, mạnh gân cốt, được sử dụng để chữa viêm khớp, phụ nữ sau sinh máu hôi không sạch làm giảm cholesterol trong máu, chữa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…

Cao Sơn 

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version