Đại Kỷ Nguyên

Trẻ đau dữ dội, coi chừng giun chui ống mật

Trẻ nhỏ thường dễ bị giun, nếu giun nhiều quá có thể hiến chúng bò lên cả đường mật gây đau đớn cho bé nhưng có thể bị lầm tưởng với nguyên nhân khác. 

Giun lên ống mật là một tai biến của giun đũa ở đường ruột gây nên. Giun từ ruột lên vào trong ống mật. Giun vào đường mật có thể sống và tồn tại ở đó một thời gian, khi chết để lại xác giun không tiêu và là cơ sở của sự hình thành sỏi mật, nhiễm trùng đường mật, khởi đầu của áp-xe gan do giun và các biến chứng của nó.

Bệnh gặp hay gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là đã có tiền sử nhiễm giun đặc biệt là những bé dinh dưỡng kém, thiếu đạm, gầy yếu, nhiễm trùng (sau cúm, sởi, viêm phổi), độ toan dịch vị ít.

Bệnh này là hay tái phát, nếu đã từng bị trước đây, thì không khó để nhận ra bệnh này.

Đặc điểm nhận dạng khi bị giun chui ống mật (GCOM)

  1. Có thể thấy giun bò ra cả đường hậu môn
  2. Cơn đau dữ dội

Cơn đâu khiến cho trẻ vã mồ hôi, mặt tái xanh, quằn quại, thường đau bụng vùng thượng vị, lệch sang phải, đau đột ngột, dữ dội hoặc đau từng cơn.

  1. Đặc điểm cơn đau

Cơn đau đột nhiên dịu hẳn đi nhưng trẻ thì bị mệt lả, khát nước nhưng uống vào lại nôn ra hết rồi lại xuất hiện cơn đau khác, cứ như vậy lặp đi, lặp lại nhiều lần cho đến khi giun chui ra.

  1. Tư thế giảm đau điển hình

Thường trẻ nằm chổng mông (tư thế phủ phục) để làm giảm cơn đau, tay ôm bụng hoặc cào cấu quần áo, cào cấu vào vùng bụng trên. Với trẻ nhỏ khi bị GCOM thường thích bế vác lên vai và áp bụng vào vai người bế để đỡ đau hơn.

  1. Nôn, buồn nôn
  2. Đôi khi sốt cao khi có nhiễm trùng
  3. Sờ bụng

Vùng dưới sườn bên phải; ấn mũi ức rất đau, trẻ đẩy ra không cho sờ.

  1. Siêu âm, Xquang: thấy hình ảnh giun trong ống mật

Điều trị

Thường chỉ điều trị giảm đau, tẩy giun, cho giun bò ra, rất ít khi phải phẫu thuật. Bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau để điều trị:

Vôi tôi 500 g, nước sôi để nguội 2 lít, đường kính 50 g. Trộn đều nước sôi để nguội với vôi tôi, để lắng lấy nước trong, mỗi lít nước vôi được hòa tan với 50 g đường, mỗi lần uống 50 ml lúc lên cơn đau. Một ngày dùng không quá 400 ml, uống khoảng 3-5 ngày.

Dùng hạt tiêu tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 20-30 g, cũng rất hiệu quả.

Mô môi 16 g, sử quân tử 12 g, hạt cau già khô 8 g, mộc hương bắc 8 g, chỉ thực 8 g, ngày dùng một thang sắc uống.

Nếu ở vùng có nhiều cây chanh, đào lấy một nắm rễ, bỏ lõi, lấy vỏ sao vàng hạ thổ rồi sắc lấy nước uống, cứ 3 giờ uống 1 lần.

Tú Linh

Xem thêm:

Exit mobile version