Đại Kỷ Nguyên

Mùa Thu Đông dễ cảm lạnh, hãy học cách uống trà phòng bệnh của Đông Y

Vào thời điểm cuối hè đầu thu là thời điểm giao mùa, bởi thời tiết chuyển mùa dễ dẫn tới các triệu chứng cảm mạo, vậy có biện pháp gì để phòng và điều trị cảm cúm nhỉ? Nếu bạn có thói quen uống trà, hãy cùng thử cách phòng tránh cảm cúm bằng các loại trà này nhé, sau đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một vài loại trà thảo dược có tác dụng đề phòng cảm lạnh hiệu quả, đừng bỏ qua bạn nhé.

Mùa thu nên uống nhiều trà hoa cúc và cẩu kỷ tử.

Theo y học cổ truyền Trung Hoa khô hanh là thời tiết chủ đạo của mùa thu. Khô hanh dễ làm nước bọt hư hao, dễ dẫn tới khô miệng, mũi, khô và ngứa da.. Mùa thu, thường xuyên uống trà hoa cúc và cẩu kỷ tử có tác dụng làm giảm sự khô hanh của mùa thu một cách nhất định. Dùng hoa cúc, cẩu kỷ tử mỗi loại 10 gram, cho vào trong ấm pha trà lớn, thêm nước nóng, sau 10 phút có thể sử dụng.

Cẩu kỷ tử là vị thuốc trung y có tính ngọt, bình không độc, nhập vào hai kinh lạc của gan và thận, có tác dụng bổ thận, nhuận phế, sáng mắt. Hoa cúc giúp thanh lọc gan, sáng mắt, loại bỏ khô hanh giải độc. Y học hiện đại đã chứng minh, hoa cúc có hiệu quả điều trị bệnh nhất định đối với các loại bệnh mãn tính của người hiện đại như cholesterol cao, huyết áp cao…

Trà hoa cúc và cẩu kỷ tử mặc dù rất tốt, nhưng không phải tất cả mọi người ai cũng đều có thể sử dụng, những người đang bị cảm cúm, sốt, cơ thể có triệu chứng viêm, đang bị tiêu chảy tốt nhất không nên uống.

Vậy nếu bị cảm rồi thì uống loại  trà nào là thích hợp nhỉ?

Bị cảm lạnh vào mùa thu thì nên uống loại trà nào là tốt nhất

Cảm lạnh nên uống loại trà nào là thích hợp? ( ảnh internet)

Lấy rễ bản lam, lá đại thanh mỗi loại 50 gram, hoa cúc dại, kim ngân hoa mỗi loại 30 gram. Cho tất cả vào chén, thêm nước nóng pha thành trà uống. Loại trà này có tác dụng phòng chống cảm mạo, viêm não, và viêm đường hô hấp một cách hiệu quả.

Lấy quán chúng, rễ bản lam mỗi loại 30 gram, cam thảo 15 gram. 3 loại trên cho vào pha với nước sôi, dùng uống thay trà. Có tác dụng kháng virus chống cảm cúm mạnh mẽ hiệu quả, có công dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt.

Lấy 3 lát gừng tươi, đường đỏ lượng thích hợp. Dùng nước nóng để pha, mỗi ngày uống nóng từ 1 -2 lần. Thích hợp điều trị các triệu chứng cảm mạo phong hàn, sốt, đau đầu, ho hoặc buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau dạ dày…

Dùng gừng tươi, tô diệp mỗi loại 3 gram. Cho vào cốc dùng nước nóng pha như pha trà đợi 10 phút cho ngấm, dùng làm nước uống thay trà, chia 2 lần sáng và tối uống khi ấm, có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng phong hàn cảm cúm, đau đầu, sốt…

Đồng thời, một số những sai lầm phổ biến khi uống trà cũng nên biết để phòng tránh.

5 sai lầm phổ biến lớn khi uống trà hằng ngày

Uống nước tráng trà ban đầu:

Bởi lá trà trong quá trình trồng và chế biến có phun các loại thuốc bảo vệ thực vật có hại, nên trên bề mặt lá trà vẫn tồn tại nhất định lượng tàn dư, do vậy nước tráng trà ban đầu nên đổ đi không được uống.

Uống trà khi bụng đói:

Uống trà khi đói sẽ làm pha loãng dịch dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa, dẫn tới tăng tỉ lệ hấp thu nước vào cơ thể, dẫn đến làm cho chất caffeine trong trà dễ dàng bị cơ thể hấp thu, gây ra các triệu chứng như choáng váng đầu óc, hoảng hốt, chân tay như không có sức lực…

Uống trà sau bữa ăn:

Trà có chứa rất nhiều axit tannic, axit tannic có thể kết hợp với nguyên tố sắt trong thức ăn sinh ra phản ứng, dẫn tới tình trạng các vật chất mới khó được hòa tan, thời gian càng lâu dẫn tới cơ thể càng thiếu sắt, thậm trí gây ra triệu chứng thiếu máu. Phương pháp đúng đắn nhất đó là, ăn cơm xong1 tiếng sau mới nên uống trà.

Uống trà đã pha để qua đêm:

Trà để qua đêm rất có thể bị các vi sinh vật làm nhiễm khuẩn. Đồng thời, thời gian pha trà qua lâu, sẽ làm cho các chất gây ung thư và dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trong trà càng dễ dàng bị tan ra.

Nhai lá trà và búp trà:

Có rất nhiều người cho rằng nhai lá trà và búp trà có thể loại bỏ hôi miệng, vì vậy sau khi uống trà thường thích nhai lá trà, nhưng thật sự trong lá trà và búp trà vẫn còn những tàn dư của thuốc trừ sâu, vì vậy không nên nhai thì tốt hơn cho sức khỏe.

Áp dụng các biện pháp phòng tránh cảm mạo vào mùa thu, chi bằng hãy uống nhiều hơn một chút các loai trà trên đây để tự bảo vệ sức khỏe của mình bạn nhé.

(Theo Secretchina)

Biên dịch Kiên Định

Xem thêm:


Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.


 

Exit mobile version