Đại Kỷ Nguyên

Thường xuyên tê bì tay chân, cảnh giác kẻo bệnh đã thành nặng

Tê bì chân tay là một chứng bệnh phổ biến và gặp ở tất cả đối tượng. Ban đầu chỉ xuất hiện những cảm giác tê nhức ở tứ chi, nhưng tê bì kéo dài thường xuyên và không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến yếu liệt tứ chi, teo cơ kèm theo các bệnh lý nguy hiểm khác như xơ vữa động mạch não, tăng huyết áp, tiểu đường….

Triệu chứng tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón ở các chi với cảm giác tê rần như bị châm chích. Cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các triệu chứng tê chân, tê tay. Tê chân tay thường xảy ra do ảnh hưởng của thời tiết. Những người có sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gió mạnh sẽ khiến cho khí huyết ngưng trệ gây rối loạn cảm giác.

Tê chân tay cũng có thể là dấu hiệu của việc cơ thể thiếu một số Vitamin và khoáng chất như: Vitamin B1, B12, acid folic, calci, kali…

Nếu là tê chân tay sinh lý thì bạn nên vận động nhẹ nhàng chân tay, xoa bóp thư giãn tay chân, đi lại. Tuy nhiên, khi thấy hiện tượng tê chân tay ngày càng nặng và thường xuyên thì đó là dấu hiệu bệnh lý của những căn bệnh nguy hiểm.

Dấu hiệu tê tay thường gặp nhất là tê bì các đầu ngòn tay. (Ảnh: Health And Love Page)

1. Cao huyết áp

Người bị cao huyết áp có thể làm chân tay bị tê. Khi huyết áp đột nhiên tăng cao, các động mạch nhỏ trong cơ thể co giật, ống động mạch sẽ trở nên nhỏ, lưu lượng máu đến tứ chi cũng vì thế mà bị ảnh hưởng, gây ra triệu chứng tê.

Cảnh giác nếu có dấu hiệu tê bì tay chân có thể là bạn đang có huyết áp cao. (Ảnh: soha.com)

Nguyên tắc điều trị: Tay chân bị tê, đồng thời kèm theo chóng mặt, thì cần phải kiểm tra huyết áp, bình thường sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ để khống chế huyết áp. Khi huyết áp không ổn định, cần nghỉ ngơi, không được vận động mạnh và giữ tâm trạng bình ổn. Hằng ngày, có thể dùng hoa cúc, hoa hòe, trà xanh, mỗi loại 3g, pha cùng nước sôi uống thay trà, phương pháp này có thể trợ giúp khống chế huyết áp.

2. Bệnh tiểu đường

Chân tay tê còn có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Biểu hiện của đường huyết cao có thể dẫn đến viêm dây thần kinh ngoại vi. Rất nhiều người bị tiểu đường nhưng không biết, đến khi bị triệu chứng tay chân tê mới đi kiểm tra và phát hiện ra bệnh.

Nguyên tắc điều trị: Bình thường cần khống chế đường huyết, sử dụng thuốc giảm đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ, giảm bớt áp lực trong cuộc sống, vận động vừa phải. Theo Đông y, mỗi ngày có thể dùng 3g đan sâm pha với nước sôi uống thay trà. Đan sâm có tác dụng hoạt huyết, cải thiện vi tuần hoàn, có thể làm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng ngày đối với người bị tiểu đường.

Người mắc tiểu đường dễ xuất hiện tê tay chân. (Ảnh: pridiabete.ru)

3. Bệnh gout

Nghiên cứu cho thấy, người thường xuyên bị tê tay, có 1% là do bệnh gout gây ra. Đây là do axit uric lắng đọng trong thần kinh giữa (chạy giữa cẳng tay xuống đến cổ tay) gây chèn ép thần kinh giữa. Do đó, người thường xuyên cảm thấy tê tay cần phải kịp thời đi kiểm tra lượng axit uric trong máu.

Nguyên tắc điều trị: Nếu như xác nhận là gout, cần phải sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tình, tránh bệnh trở nên nghiêm trọng, phát triển thành đau khớp cấp tính. Có thể dùng cây lô hội đun lấy nước, cho thêm đường phèn để điều chỉnh khẩu vị khi uống.

4. Xơ vữa động mạch não

Đây là nhân tố rất thường thấy dẫn đến chân tay bị tê, xơ vữa động mạch khiến máu cung cấp lên vỏ não không đủ, làm cho chức năng của trung khu thần kinh cảm giác gặp trở ngại, dẫn đến các chi có cảm giác tê.

Có thể áp dụng phương pháp trị liệu bằng ăn uống: Chuẩn bị mộc nhĩ đen 10g, gừng tươi 10 lát, ngâm mộc nhĩ đen vào nước lạnh để loại bỏ bẩn, sau đó cho mộc nhĩ cùng với gừng đã cắt lát vào một cốc giữ nhiệt, đổ khoảng 250ml nước sôi vào để khoảng 20 phút là có thể uống được.

Trong mộc nhĩ đen có chứa polysaccharides, có tác dụng trị liệu nhất định đối với xơ vữa động mạch. (Ảnh:

5. Viêm dây thần kinh ngoại vi

Người bị viêm dây thần kinh ngoại vi, thường kèm theo tiêu hóa không tốt trong thời gian dài, dẫn đến cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém, cơ thể thiếu vitamin B1, cuối cùng làm cho chân tay bị tê.

Khi xác định được nguyên nhân thiếu viatmin B1, cần kịp thời bổ sung. Loại vitamin B1 này thường có trong ngũ cốc, các loại đậu, quả có vỏ cứng, thịt, nội tạng động vật. Trong đó, ngô khoai sắn thường chứa nhiều vitamin B1.

6. Gai xương đốt sống cổ và gai xương thắt lưng

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tay chân bị tê. Trong đó, gai xương đốt sống cổ sẽ chèn ép thần kinh khu vực cổ dẫn đến tê chi trên. Gai xương thắt lưng làm cho dây thần kinh thắt lưng bị chèn ép, khiến chi dưới bị tê.

Thoái hóa đốt sống cổ. (Ảnh: LinkedIn)

7. Rối loạn chức năng thần kinh tự trị

Hiện tượng chân tay tê này thường cũng xuất hiện cùng với việc thay đổi tâm tình, khi phiền não, hồi hộp, lo lắng. Cùng với đó, vị trí bị tê cũng không cố định. Người có triệu chứng này thường sẽ mất ngủ, hụt hơi, cơ thể mệt mỏi, trí nhớ giảm sút.

Phương pháp trị liệu dưỡng huyết an thần trong Đông y: Hằng ngày, chuẩn bị 5g ngũ vị tử để pha với nước sôi uống thay trà, uống bất cứ lúc nào. Kiên trì lâu dài, sẽ thấy được sự cải thiện.

Ngũ vị tử có tác dụng an dưỡng ngũ tạng, dưỡng khí, sinh tân, bổ thận tĩnh tâm. (Ảnh:

Phòng bệnh

Lan Oanh

Exit mobile version