Ngày hè nắng nóng uống một ly nước lạnh có thể giúp bạn cảm thấy dịu mát, sảng khoái nhất thời, nhưng lại không giúp cơ thể giải nhiệt thực sự. Trà mướp đắng tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên rất thích hợp uống trong mùa nóng.
Mướp đắng rất giàu chất dinh dưỡng, như nhiều vitamin B1 giúp dự phòng bệnh phù chân, duy trì chức năng tim bình thường, tăng tiết sữa và kích thích tiêu hóa.
Mướp đắng cũng giàu vitamin C, có tác dụng giải độc bảo vệ màng tế bào, phòng xơ cứng động mạch, chống ung thư, dự phòng cảm cúm, bảo vệ tim. Mướp đắng cũng chứa nhiều chất có tác dụng tương tự insulin, giúp hạ đường huyết, do đó tốt cho người bị tiểu đường.
Theo Đông y, quả mướp đắng có vị hơi đắng, tính hàn, không có độc, lúc xanh có tính giải nhiệt, tiêu đờm, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, bổ thận, nuôi can huyết, giảm mệt mỏi, lợi tiểu, giảm đau nhức khớp xương. Khi chín bổ thận, kiện tỳ, dưỡng huyết.
Người nào nên uống trà mướp đắng?
Người trẻ tuổi: thiếu nữ tuổi thanh xuân, hỏa khí vượng, mặt nhiều mụn, táo bón.
Tài xế, người kinh doanh, nhân viên cơ quan: Khói rượu quá độ, mất ngủ thức khuya, hư hỏa thượng thăng.
Người cao tuổi: Năm tháng trôi qua, nửa đời vất vả, vừa mới hưởng phúc, nhưng phát hiện huyết áp cao, tim mạch không tốt.
Phụ nữ đã kết hôn: thanh xuân dần dần rời xa, làn da mất vẻ sáng bóng mịn màng, hay táo bón cũng có thể dùng trà mướp đắng.
Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng hạ đường huyết tốt. Thích hợp để hỗ trợ điều trị cho người bị tiểu đường.
Như vậy, mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị mụn, dưỡng da, thích hợp cho đại đa số mọi người uống trong mùa nắng nóng.
Một số người không nên dùng mướp đắng
Tuy nhiên, một số người sau không nên ăn mướp đắng hoặc uống trà mướp đắng.
Mướp đắng có tính lạnh, do đó người tì vị hư hàn không nên uống.
Trong mướp đắng cũng chứa chất làm co tử cung, dễ gây đẻ non, do đó phụ nữ mang thai tốt nhất không nên uống.
Cách làm trà mướp đắng đơn giản
Mướp đắng sau khi thái mỏng đem cho lên chảo đảo qua cho khô nước và chuyển sang màu nâu. Lúc này lấy ra, để nguội.
Sau khi mướp đắng để nguội có thể cho vào hộp đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh. Bạn có thể bảo quản tủ lạnh trong thời gian 2 tháng.
Hoặc bạn cũng có thể phơi nắng, sấy khô mướp đắng.
Mỗi lần sử dụng cho một ít khổ qua khô vào nước sôi để hãm trà
Khi uống có thêm đường, mật ong, đá tùy khẩu vị.
Theo secretchina
Đại Hải
Xem thêm:
- 5 loại rau đắt hơn thịt được nhiều người tìm mua
- Mướp đắng làm giảm 2/3 gần trọng lượng khối u
- Đời là bể khổ, nhưng chịu được thống khổ mới có thể trưởng thành
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.