Đại Kỷ Nguyên

Thực phẩm ngày Tết không thể thiếu nhưng cảnh giác mối nguy ‘ngậm’ hoá chất

Dịp Tết Nguyên Đán, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm càng được mọi người quan tâm nhiều hơn. Các loại thực phẩm quen thuộc như mứt, măng khô, giò chả, bánh chưng… sử dụng trong dịp Tết dễ bị tẩm hóa chất, gây nguy cơ gây hại cho sức khỏe.  

Giò, chả, giò, măng, hạt dẻ cười… đều là những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, những độc tố có trong thực phẩm này có thể gây hại cho sức khỏe.

Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn quan trọng ngày Tết. Tuy nhiên, bánh chưng rất dễ nhiễm độc hóa chất nếu người làm sử dụng pin để luộc bánh.

Việc luộc bánh chưng bằng pin giúp bánh nhanh chín, gạo bên trong sẽ mềm và dẻo hơn. Tuy nhiên, trong pin có nhiều hóa chất nguy hại đến người sử dụng như thủy ngân, thạch tín, chì… Đây đều là những chất cực độc, gây nguy hiểm cho não, tim mạch, thận và ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản. Nếu nhiễm độ chì ở mức độ nặng có thể dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, vô sinh, sảy thai, lâu ngày dẫn đến ung thư, tử vong.

Ảnh: baomoi.com

Để hạn chế những điều nguy hại trên, nếu có điều kiện về thời gian và không gian, bạn nên nấu bánh chưng tại gia đình mình để vừa có được không khí ngày tết lại đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình hoặc mua bánh chưng tại nhưng cơ sở có uy tín.

Hạt dưa

Nhiều cơ sở dùng phẩm màu công nghiệp để nhuộm màu hạt dưa, thay vì dùng màu thực phẩm như trước đây. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những loại hóa chất có trong màu công nghiệp có thể gây ngộ độc hoặc ung thư nếu dùng lâu dài nên bị cấm sử dụng trong thực phẩm.

Giá thành thấp, giúp màu sắc tươi tắn, sặc sỡ, bền màu là nguyên nhân khiến các cơ sở sản xuất ướp thực phẩm với hóa chất rhodamine B. Hoá chất này khi pha loãng trộn có thể ngấm qua vỏ hạt dưa vào bên trong. Người sử dụng chỉ cần cắn hạt dưa, tiếp xúc vỏ dưa dính hoá chất này cũng đã rất nguy hiểm, có thể gây ung thư.

Các doanh nghiệp thường sử dụng phẩm màu để nhuộm màu hạt dưa. (Ảnh: ugaoo.com)

Hạt dẻ cười

Để tẩy trắng vỏ hạt dẻ cười, có nhiều phương pháp được sử dụng như dùng natri sunfit hoặc chlorine. Trong đó, chlorine là một hóa chất sát khuẩn cực mạnh có trong thuốc trừ sâu, chất độc da cam…

Nếu dùng chất này quá đà thì dư lượng còn lại trên hạt thành phẩm sẽ lớn, dễ xâm nhập cơ thể. Ăn loại hạt dẻ kiểu này thường xuyên bạn sẽ gặp nhiều vấn đề về rối loạn tiêu hóa, gan, dạ dày…

Do đó, khi lựa chọn mua hạt dẻ cười, bạn hãy tránh chọn những loại hạt dẻ cười quá trắng, nhân quá xanh bởi điều đó chứng tỏ, chúng được xử lý với hóa chất ở nồng độ cao. Những hạt nào có vỏ màu ngả vàng, ít trắng hơn thì nồng độ hóa chất cũng ít và an toàn hơn.

Ảnh: dhabc.net

Hoa quả sấy khô

Hoa quả khô (nho khô, táo tàu, trái cây sấy…) là một trong những món ăn được nhiều người ưa thích, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán.

Trong hoa quả sấy khô có thể chứa các chất phụ gia và bảo quản như chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate, chất tạo màu carmine, amaranth, chất tẩy trắng sulfur dioxide… với nồng độ cao hơn tới 3 lần so với quy định.

Chất tạo ngọt saccharin sẽ khiến cho người dùng cảm thấy chán ăn, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chất sodium cyclamate khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành cực độc, có thể gây ung thư. Chất sulfur dioxide kết hợp với vitamin B1 lâu ngày sẽ gây thoái hóa não, gan, phổi.

Bóng bì

Bóng bì cũng là một trong những thực phẩm được dùng trong ngày Tết của người việt. Thông thường, bì lợn sống được lọc sạch mỡ, luộc chín tới rồi cạo rửa, sau đó phơi nắng cho khô cứng. Cuối cùng, bì lợn được đưa vào lò nướng nhiệt độ cao để nổ thành bóng.

Hiện nay để làm sạch bì lợn nhiều cơ sở sản xuất sử dụng oxy già, nước javen và các chất phụ gia công nghiệp như kalisunfit, hydrosunfit có tính tẩy mạnh để làm sạch bì lợn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thường xuyên ăn bóng bì lợn được tẩy trắng bằng hóa chất sẽ dẫn tới ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ ung thư.

Bóng bì lợn có thể có những hoá chất độc hai. (Ảnh: webtretho.com)

Để mua được bóng bì lợn ngon bóng bì sạch thường có màu trắng hồng. Khi chế biến, bóng bì sạch sẽ có độ giòn, dai vừa phải. Bóng bì sạch thường có mùi vị thơm ngậy đặc trưng.

Còn bóng bì lợn ngâm hóa chất có màu trắng tinh bất thường. Bì lợn bẩn dù đã qua tẩy rửa nhưng khi chế biến vẫn có thể phát hiện mùi khác lạ của hóa chất, mùi hôi, ôi thiu.

Ô mai, mứt

Theo Vietnammoi, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) khuyến cáo nên tránh các loại ô mai, xí muội, mứt nhuộm phẩm màu trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt. Màu sắc này là do người sản xuất sử dụng phụ gia như chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất tẩy nấm mốc, chất tẩy trắng, sát trùng, để phòng thối rữa, chống chảy nước, mốc, rất độc hại cho người ăn.

Bạn chỉ nên mua ô mai tại những cơ sở sản xuất uy tín, có nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, thành phần rõ ràng.

Giò chả chứa nhiều chất gây hại

Giò, chả là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết, tuy nhiên, nếu không lựa chọn giò, chả cẩn thận, người tiêu dùng phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc hàn the. Đây là hóa chất thường được cho vào giò, chả mục đích tạo độ giòn, dai.

Hàn the khi xâm nhập vào cơ thể với liều lượng cao sẽ gây ngộ độc cấp. Còn với liều lượng nhỏ, chúng sẽ tích tụ và gây ngộ đôc gan, thận, rất nguy hiểm cho cơ thể.

Ảnh: english.cinet.vn

Măng tươi, mang khô đều “ngậm” hóa chất

Măng tươi có thể gây ngộ độc cấp tính bởi độc tố cyanide tự nhiên. Dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể.

Ảnh: dacsan2mien.vn

Theo thống kê, khoảng 100g măng tươi có 32-38mg HCN. Với liều 50-60mg (tức vào khoảng 200g măng), HCN sẽ gây chết người, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở…

Tuy nhiên, HCN có tính chất hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng.

Với măng khô, để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp hơn, nhiều cơ sở làm măng khô đã sử dụng lưu huỳnh trong quá trình sấy. Đây là hoá chất độc hại không được phép sử dụng trong thực phẩm.

Nếu bị ngộ độc cấp tính, người ăn sẽ có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực, thậm chí nhiễm độc máu. Về lâu dài, các hóa chất này có thể gây ngộ độc trường diễn và không tránh khỏi nguy cơ ung thư.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần chọn mua măng khô tại những địa chỉ tin cậy, đảm bảo. Trước khi sử dụng, măng khô cần được rửa thật kỹ bằng nước sạch, có thể ngâm bằng nước ấm hoặc nước gạo một đêm. Bạn nên luộc măng sau đó thay nước 2-3 lần, mỗi lần 30 phút. Không sử dụng măng đã bị hỏng, mốc để chế biến thức ăn.

Phương Nam

Exit mobile version