Đại Kỷ Nguyên

Tết Đoan Ngọ, mách bạn 8 nguyên liệu tự nhiên ‘diệt sâu bọ’ hiệu quả nhất

Có đến gần 2/3 người dân Việt Nam bị nhiễm ký sinh trùng. Chúng có thể gây cho bạn đủ loại phiền toái. Đơn giản thì còi xương, ăn mãi không lớn, thiếu máu,mệt mỏi, dị ứng ngứa ngáy… cho đến u, ưng thư…

Ký sinh trùng có thể là sán dây, sán máng, giun móc, giun kim, giun đũa, trùng ghẻ, ấu trùng từ muỗi, trùng hình cung, khuẩn Giardia, amip bệnh lỵ, ký sinh trùng Leishmania – ăn mòn cơ thể người, ký sinh trùng Toxoplasma gondii – khiến người ta dễ tự tử…

Ký sinh trùng nhiễm từ đâu?

Thực tế cho thấy ký sinh trùng có thể thâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường:

Ăn uống nước từ nguồn bị ô nhiễm: Theo thống kê, hơn 50% các hồ, sông suối, lạch bị nhiễm ký sinh trùng đơn bào.

Thịt: Ăn thịt chưa nấu chín là con đường lây nhiễm ký sinh trùng khá phổ biến. Tiết canh vật nuôi, một số loài hải sản như hàu, cua đá, ốc… cũng có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.

Cảnh giác với ký sinh trùng khi ăn hàu sống (Ảnh: qua ĐKN)

Trái cây và rau quả: Trái cây và rau quả chưa rửa chứa rất nhiều ký sinh trùng nguy hiểm. Rau muống và các loại rau thủy sinh có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao, không nên ăn sống.

Chó, mèo, vật khác: Muỗi, bọ chét, ve và thậm chí cả vật nuôi cũng có thể gây nhiễm ký sinh trùng khi con người tiếp xúc với phân của chúng. Ôm thú cưng trong nhà có thể là nguyên nhân khiến ký sinh trùng nhiễm sang bạn.

Thú cưng có thể mang nhiều ký sinh trùng (Ảnh: Internet)

Khi bị nhiễm ký sinh trùng thường có các triệu chứng: ngứa hậu môn, nhiễm nấm âm đạo, mệt mỏi liên tục, lở loét trên miệng hoặc môi, đầy hơi, nổi phát ban hoặc ngứa quanh bộ phận sinh dục, nhiễm trùng bàng quang, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, hệ miễn dịch giảm và hay ốm đau, nổi ngứa/dị ứng sau khi ăn…

Các loại bỏ ký sinh trùng

Khi có triệu chứng nói trên xuất hiện, cách tốt nhất là bạn hãy đi phân tích máu để tìm ra loại ký sinh trùng cơ thể bị nhiễm. Người xưa có thói quen ăn cơm rượu nếp và mận để diệt ký sinh trùng nhân tết Đoan ngọ. Ngoài ra, một số thực phẩm có khả năng tiêu diệt và loại bỏ ký sinh trùng khỏi cơ thể một cách khá hiệu quả.

1. Tỏi

Với các loại ký sinh trùng thì tỏi được xem là một liều thuốc có tác dụng mạnh, đặc trị các loại ký sinh trùng như giardia và giun đũa trong cơ thể bạn.

2. Hạt bí ngô

Hạt bí ngô có tác dụng giống như thuốc tẩy giun sán tự nhiên trong hệ tiêu hóa, chúng sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi cơ thể bạn một cách dễ dàng.

3. Hành

Trong hành có chứa các hợp chất lưu huỳnh được chứng minh là có tác dụng chống ký sinh trùng. Nước ép hành tây là phương pháp điều trị hữu ích đối với giun ký sinh đường ruột, đặc biệt là sán dây và giun sợi.

4. Dứa

Dứa chứa các enzyme bromelain tiêu hóa (enzyme phân giải protein) giúp loại bỏ ký sinh trùng chẳng hạn như sán dây.

5. Hạt đu đủ

Hạt đu đủ có công dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ các ký sinh trùng đường ruột. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người dùng mật ong kết hợp cùng với hạt đu đủ cho kết quả rất khả quan với 23/30 trường hợp đào thải ký sinh trùng qua tiêu hóa.

6. Ngải cứu

Ngoài khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giải quyết các vấn đề túi mật hay chữa chứng mất cảm giác ngon miệng, cây ngải cứu còn mang lại hiệu quả trong việc chống lại sự phá hoại của giun tròn và các loại ký sinh trùng khác.

7. Vỏ rễ cây lựu

Vỏ thân, vỏ cành, vỏ quả, đặc biệt là vỏ rễ của cây lựu có tác dụng mạnh trong việc điều trị sán. Đó là nhờ vào chất pelletierine, isopelletierin kết hợp với tanin tạo thành một chất không tan có thể diệt trừ sán mà không gây mệt mỏi cho người sử dụng.

8. Mướp đắng

Mướp đắng cũng cho thấy kết quả tuyệt vời trong việc trị giun và các ký sinh trùng ở người lớn và trẻ em.

Minh Thành tổng hợp
Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version