Đại Kỷ Nguyên

Tăng nguy cơ vô sinh, ung thư dạ dày vì nhịn ăn thường xuyên

Thức ăn là nguồn dinh dưỡng giúp duy trì sự sống cho cơ thể. Nếu nhịn ăn thường xuyên, bạn có thể đối mặt nguy cơ vô sinh, tổn thương não, thậm chí ung thư dạ dày.

Ảnh minh họa.

Mới đây, trên mạng xã hội đã lan truyền bài viết của một cô gái mới mất đi người bạn thân vì căn bệnh ung thư dạ dày. Điều đáng nói, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh mà chủ nhân bài viết đề cập đến là do thói quen nhịn ăn. Việc nhịn đói thường xuyên dẫn đến dạ dày bị tổn thương dẫn đến ung thư, di căn sang gan. Khi phát hiện bệnh thì mọi chuyện đã quá muộn.

Bài viết được chia sẻ trên fanpage “Bác sĩ nhỏ”.

Sau một thời gian đăng tải, bài viết đã thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng mạng. Câu chuyện như một lời cảnh tỉnh với những ai có thói quen bỏ bữa để giảm cân hoặc do công việc quá bận không đủ thời gian ăn uống.

Các chuyên gia đã chỉ ra một số tác hại của việc nhịn ăn thường xuyên:

Hạ đường huyết

Nồng độ glucose trong máu được tạo ra nhờ quá trình phân hủy carbonhydrate trong thức ăn. Nếu bỏ bữa, lượng đường trong máu giảm, khiến bạn cảm thấy chóng mặt, uể oải.

Tăng nguy cơ vô sinh, ung thư dạ dày vì nhịn ăn thường xuyên

Mất cân bằng hoóc-môn

Nhịn ăn làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hoóc-môn trong cơ thể. Lượng cortisol tăng khiến cơ thể luôn cảm thấy căng thẳng. Sự thay đổi hoóc-môn làm suy tuyến giáp, tăng nguy cơ tai biến tim mạch, thậm chí hôn mê, ngừng thở…

Tiểu đường

Nhịn ăn làm rối loạn hoạt động tuyến tụy, lượng insulin trong cơ thể thiếu hụt khiến quá trình hấp thụ thức ăn gặp trở ngại, tăng lượng đường trong máu. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường.

Trầm cảm, stress

Glucose là nguồn năng lượng chính giúp não bộ kiểm soát tâm trạng. Khi bạn bỏ bữa, cơ thể không tổng hợp đủ lượng glucose, não bộ nhận ít năng lượng hơn. Đó là lý do lúc đói bạn dễ cáu gắt, khó chịu, dễ rơi trạng thái trầm cảm.

Ung thư dạ dày

Dạ dày vẫn sản xuất lượng acid nhất định dù không có thức ăn để tiêu hóa. Số acid dư thừa khiến niêm mạc dạ dày tổn thương, gây viêm, đau bụng, khó tiêu…

Thói quen nhịn ăn là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ợ chua, trào ngược dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.

Vô sinh

Nhịn ăn ảnh hưởng đến estrogen cơ thể phụ nữ, giảm khả năng thụ thai, phôi làm tổ trong tử cung. Ngoài ra, khi không đủ lượng lipid cần thiết, tử cung dễ bị chảy sệ, rời khỏi vị trí thông thường, gây viêm cổ tử cung.

Tổn thương não

Cơ thể thiếu hụt glucose khoảng 4-6 giờ có thể ảnh hưởng đến não. Nếu bạn thường xuyên nhịn ăn, bộ não sẽ phải sử dụng năng lượng sẵn. Lâu dần, dẫn đến tình trạng thiếu máu não, suy nhược, tổn thương tế bào thần kinh.

Suy giảm hệ miễn dịch

Thiếu dinh dưỡng do nhịn ăn làm suy giảm hệ miễn dịch. Người có thể trạng yếu không đủ khả năng chống lại virus, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như lao, viêm phổi… khả năng phục hồi sức khỏe cũng chậm hơn so với người bình thường.

Lưu ý về bữa ăn trong ngày

– Chế độ ăn nên đủ 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ mỗi ngày. Điều này giúp lượng đường trong máu luôn duy trì ở mức độ ổn định, no lâu và hạn chế tăng cân.

– Khoảng cách giữa các bữa ăn không nên quá 4 tiếng đồng hồ.

– Thời điểm lý tưởng dùng bữa sáng là khoảng thời gian từ 6h30-8h.

– Ăn bữa trưa trong khoảng 11h30-12h30 và bổ sung các thực phẩm giàu đạm để từ cung cấp năng lượng tiếp tục làm việc. Sau bữa chính 1-2 giờ, bạn có thể ăn thêm trái cây, nước ép rau quả để tăng cường lượng nước,khoáng chất, vitamin cho cơ thể.

– Nên dùng bữa tối 4 tiếng trước khi đi ngủ và không nên ăn quá no. Ăn tối muộn gây khó ngủ, ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của đại não. Ngoài ra, không nên uống rượu bia để phòng tránh sơ gan, viêm tụy…

H.H

Exit mobile version