Đại Kỷ Nguyên

Tăng huyết áp: ‘Câu chuyện tệ hại’ mới chỉ bắt đầu, cho dù bạn dùng thuốc hay không

Dù có phát minh ra bao nhiêu thuốc mới, thì y học hiện đại vẫn bó tay trước vấn nạn tăng huyết áp trên quy mô toàn cầu. Người bệnh chấp nhận ‘cặp kè’ với thuốc và máy đo suốt đời, tệ hơn nữa là các biến chứng sẽ sớm xuất hiện.

Nghiên cứu cho thấy cứ 5 người Việt ở độ tuổi 25 – 64 thì có 1 người bị tăng huyết áp, tỉ lệ này liên tục tăng và trẻ hóa theo thời gian. Tăng huyết áp, cho dù có điều trị thì cũng chỉ là đối phó cho qua ngày, các viên thuốc mà bác sĩ kê đơn cho bạn không giải được tận gốc của vấn đề, càng không thể ngăn ngừa được các biến chứng.

1. Chứng mất trí nhớ, chảy máu não

Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não dẫn đến chứng mất trí nhớ, khiến bạn gặp khó khăn hơn trong khi nói, suy nghĩ và ghi nhớ thông tin.

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của tai biến mạch máu não, có thể gây vỡ nhánh mạch máu dẫn đến chảy máu trong não.

2. Suy thận

Ảnh: Soha.vn

Nếu bị huyết áp cao, bạn có nguy cơ đối mặt với chứng suy thận. Điều này là do biến chứng huyết áp cao làm hỏng các động mạch lớn và nhỏ kết nối với thận.

Thận đóng vai trò như là một màng lọc giúp thải đi những chất không cần thiết của cơ thể. Tăng huyết áp có thể làm dầy các thành mạch và gây hẹp lòng mạch máu. Các chất thải của cơ thể sẽ bị ứ đọng lại trong máu và theo thời gian sẽ gây hại cho thận.

3. Suy giảm thị lực

Huyết áp cao cũng có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ truyền máu đến mắt, ảnh hưởng đến thị lực. Bạn có thể bị mờ mắt hoặc trong một số trường hợp, có thể bị mất thị lực hoàn toàn do biến chứng huyết áp cao.

4. Mất xương

Khi huyết áp cao, cơ thể bạn sẽ loại bỏ rất nhiều canxi thông qua việc đi tiểu nhiều hơn. Mất lượng canxi này có thể làm cho xương yếu dần, dễ dẫn đến các vấn đề như loãng xương, yếu xương, tăng nguy cơ té ngã.

5. Suy tim

Ảnh: photo-ac.com

Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra nhồi máu cơ tim. Đây cũng là yếu tố nguy cơ số 1 gây ra suy tim sung huyết. Nó cũng khiến cho động mạch trở nên cứng, điều này là càng làm cho tim và thận làm việc khó khăn hơn.

Thực ra ngay cả khi bạn tích cực uống thuốc điều trị huyết áp, thì những biến chứng trên vẫn xảy ra ở mức độ ít nhiều. Hầu như trong đơn thuốc hạ huyết áp đều có thuốc lợi tiểu, sẽ làm cho chức năng thận của bạn kém đi. Nếu xét theo y học cổ truyền, Thận có liên quan đến xương, tóc, tiếp theo là tới tai và ký ức. Do vậy, rõ ràng khi chức năng thận giảm sút, thì cơ thể dễ mắc các bệnh như: loãng xương, yếu xương và tăng nguy cơ gãy xương, làm suy giảm chức năng của não bộ, rụng tóc, thính lực giảm, tuổi thọ cũng vì thế mà giảm sút, đồng thời chức năng của các cơ quan khác cũng giảm xuống.

Người ta uống thuốc hạ huyết áp với mong muốn phòng đột quỵ, nhưng nhiều loại thuốc có nguy cơ làm vỡ các mô ở thành mạch máu, dễ gây ra vỡ mạch máu. Vì vậy cũng có thể nói, uống thuốc hạ huyết áp lại tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim hơn.

Vậy nên kết luận vẫn là khuyên bạn nên phòng từ xa bệnh tăng huyết áp. Hãy chú ý đến dinh dưỡng đầy đủ, và luyện tập thân thể, thư giãn tinh thần để bảo lưu sức khỏe khi bạn còn đang nắm chúng trong tay.

Định Nghĩa

Xem thêm:

Exit mobile version