Đại Kỷ Nguyên

Tại sao chúng ta dễ đổ bệnh hơn khi Đông về?

Hầu như ai cũng nhận thấy rằng, chúng ta dễ mắc bệnh hơn vào mùa đông. Phải giải thích ra sao về hiện tượng này? Là do cơ thể chúng ta? Hay là do vi trùng nhiều hơn và độc hơn khi trời trở lạnh?

Số người phải điều trị bệnh hô hấp gia tăng rõ rệt khi thời tiết chuyển lạnh và đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh cúm, viêm họng do virus…

Nhiều nhân tố có thể giải thích hiện tượng này.

1. Không khí lạnh gây ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp

Niêm mạc đường hô hấp chịu trách nhiệm làm ấm không khí trước khi nó đi vào phổi. Trong đó đường mũi được coi là rào cản đầu tiên chống lại vi khuẩn, thứ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Niêm mạc đường hô hấp bị làm lạnh sẽ khiến các cơ chế chống nhiễm trùng bị ức chế. Hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng kém hơn tạo điều kiện để vi rút và vi khuẩn có thể sinh sôi dễ dàng.

Lời khuyên: Hãy bảo vệ mũi họng bằng khẩu trang và khăn quàng cổ.

Giữ ấm vùng cổ khi ra ngoài. (Ảnh: Internet)

2. Không khí trong phòng lưu thông kém khiến bạn phải đương đầu với nhiều virus

Khi trời lạnh, chúng ta có xu hướng ở trong phòng nhiều hơn và đóng kín cửa, khiến không khí lưu thông kém, và như vậy các mầm bệnh sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.

Nói cách khác, vào mùa đông chúng ta phải đương đầu với nhiều vi khuẩn hơn.

Mùa đông phòng chúng ta luôn kín taoj điều kiện cho vi huẩn phát triển. Cần mở cửa sổ giúp thông thoáng cho phòng. (Ảnh:

Lời khuyên: Luôn để nơi ở và nơi làm việc của bạn thông gió trong khoảng 10 phút, ngay cả khi trời lạnh. Tránh tiếp xúc lâu với người mắc bệnh….

3. Ô nhiễm trong nhà gây ảnh hưởng đến đường hô hấp

Ô nhiễm không khí trong nhà đang là vấn nạn đáng báo động bên cạnh ô nhiễm không khí ngoài trời. Các chất gây ô nhiễm góp phần kích thích đường hô hấp, làm khô và làm suy yếu lớp màng nhầy mũi và phế quản.

Lời khuyên: Hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm độc hại, thay vào đó là các sản phẩm từ thiên nhiên và các giải pháp tự nhiên (dấm trắng, xà bông đen …). Và sau khi sử dụng, hãy mở máy thông gió để loại bỏ không khí độc hại.

4. Virus mạnh hơn vào mùa đông

Một số loại virus như rhinovirus – gây chứng cảm lạnh thông thường và những loại virus gây ra các căn bệnh viêm dạ dày, viêm ruột sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi trời lạnh. Vào mùa đông ánh nắng mặt trời suy yếu và tia cực tím không mạnh như mùa hè nên khó diệt virus hơn. Bởi vậy, những virus này có thêm cơ hội gây bệnh cho con người.

Mùa đông virus hoạt động hơn. (Ảnh: Orenday.ru)

5. Bệnh tim mạch cũng gia tăng hơn trong mùa lạnh

Theo Viện Y tế dự phòng quốc gia Pháp (InVS), “tỷ lệ tử vong tăng gần như tuyến tính khi nhiệt độ giảm”. Tỷ lệ tử vong vượt mức trong thời kỳ lạnh nhất của năm có thể được quan sát thấy trong một số bệnh lý: bệnh hô hấp (viêm phổi), bệnh động mạch vành (nhồi máu cơ tim) và tai biến mạch máu não.

Thật vậy, để chống lại cảm lạnh, cơ thể sử dụng các cơ chế điều hòa nhiệt độ, bao gồm các hệ thống thần kinh, nội tiết, hô hấp và tim. Đặc biệt, không khí lạnh làm cho mạch máu co lại. Co thắt mạch có thể dẫn đến vỡ mảng xơ vữa động mạch và do đó dễ tạo ra cục máu đông. Cục máu đông có thể gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Sự co mạch cũng kèm theo hiện tượng huyết áp cao và nhịp tim tăng nhanh. Thêm vào đó, các chất sinh nhiệt khiến tim hoạt động mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu cơ thể (sản sinh nhiệt, hoạt động của cơ, tăng sự trao đổi chất cơ bản, v.v.).

Tỷ lệ phát bệnh tim mạch tăng lên vào mùa đông. (Ảnh: Soha.vn)

Thực tế cho thấy bệnh tim mạch chiếm phần lớn số tử vong, vượt mức được quan sát thấy vào mùa đông.

Bên cạnh đó các bệnh đường hô hấp thường gặp hơn vào mùa đông, cũng có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Như bệnh cúm được biết đến là một trong những nguy cơ thúc đẩy các cơn đau tim.
Vitamin D vốn ít được sản xuất vào mùa đông, cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Trâm Anh

Exit mobile version