Đại Kỷ Nguyên

Sức khỏe tinh thần và Y học Trung Hoa cổ đại

Tâm trí và cơ thể được kết nối theo cách mà chúng có thể giúp đỡ hoặc cản trở lẫn nhau.

Bệnh tâm thần ngày càng phổ biến và gia tăng nhanh trong thế giới ngày nay. Khoảng 1/5 người Mỹ có các biểu hiện bệnh tâm thần. Hầu hết chúng ta sẽ gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần vào một lúc nào đó trong cuộc sống như: Chứng lo âu và rối loạn trầm cảm.

Trong Trung y, chìa khóa để điều trị các bệnh tâm thần là xác định triệu chứng cụ thể của bệnh nhân và điều trị bằng các loại thảo dược, châm cứu, thay đổi lối sống thích hợp.

Cần biết cách cân bằng Âm Dương

Nguồn gốc sâu xa của một căn bệnh là sự mất cân bằng Âm Dương trong cơ thể. Quá nhiều nhiệt (viêm), hoặc quá ít nước (mất nước) là hai sự mất cân bằng phổ biến dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe. Theo Y học cổ truyền, những điều này được xếp vào phạm trù Âm Dương. Ví dụ, nước (Thủy) thuộc Âm, trong khi nhiệt (Hỏa) thuộc Dương.

Một người khỏe mạnh là cân bằng được Âm Dương trong cơ thể (ảnh: Pixabay).

Về mặt sức khỏe tinh thần, nhiều điều kiện rối loạn tâm thần phát sinh được chia làm 3 mức độ, trong đó phần Dương của cơ thể bị thiếu hụt.

– Đầu tiên là mức độ tâm trạng thấp. Điều này đề cập đến nỗi buồn dai dẳng, cảm thấy vô dụng hoặc không thể đương đầu với cuộc sống, lúc nào cũng cảm thấy buồn chán hoặc tăng cảm giác lo lắng và cô lập.

– Thứ hai là mức độ hoạt động thấp. Chẳng hạn, mất hứng thú với bất cứ điều gì, lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, muốn đi ngủ và không bao giờ thức dậy nữa, không tìm thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống, mất năng lượng.

– Thứ ba là chậm tư duy. Điều này đề cập đến suy nghĩ chậm chạp, và thời gian phản ứng kém. Nó gây ra sự không hiệu quả trong học tập hoặc công việc, dẫn đến những khó khăn trong việc đưa ra quyết định cá nhân và kinh doanh.

Hầu hết các triệu chứng thuộc về phần Âm. Vì vậy, một trong những giải pháp có thể là tạo ra nhiều Dương hơn để cân bằng chúng.

Để cân bằng được Âm Dương, thì phần Dương có thể được gia tăng nhờ các tác động vật lý như tập thể dục thường xuyên, đi bộ, dành thời gian ra ngoài. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng làm những điều này là rất tốt. Nhưng hiếm khi thấy bác sĩ tây y ‘kê đơn’ này cho bệnh nhân.

Bấm huyệt để hỗ trợ

Trong khi đi bộ và tập thể dục được thừa nhận trong Y học phương Tây, thì việc ứng dụng huyệt không được hiểu rõ ràng. Điều này phần lớn là do Y học phương Tây vẫn chưa chấp nhận rằng cơ thể con người phụ thuộc rất nhiều vào các hệ thống năng lượng.

Các tế bào của chúng ta trải qua nhiều quá trình, đòi hỏi sự cân bằng rất cụ thể của các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, không khí và thức ăn để tạo ra năng lượng di chuyển khắp cơ thể. Bộ não yêu cầu kết nối điện để cho các tế bào thần kinh nhận và truyền tín hiệu.

Trong Y học cổ truyền phương Đông, năng lượng cuộc sống này được gọi là khí. Hít thở và ăn uống tạo ra khí trong cơ thể con người. Tạng Phế (phổi) nhận khí bằng hít thở, trong khi hệ thống Tỳ (lá lách) và Vị (dạ dày) tạo khí từ đồ ăn, nước uống, sau đó vận chuyển khắp toàn thân.

Huyệt vị có thể kích thích vùng, đưa năng lượng đến khu vực được kết nối với các chức năng cụ thể. Các điểm huyệt sau đây thường được sử dụng trong việc quản lý các vấn đề sức khỏe thần kinh và tâm thần.

Huyệt Bách hội

Huyệt Bách hội (ảnh: songkhoe.vn).

Bách hội nghĩa là nơi hội tụ của trăm kinh mạch. Huyệt này liên quan mật thiết đến não bộ và là huyệt chính để điều chỉnh chức năng não. Vị trí huyệt Bách hội là nơi giao nhau của đường nối 2 đỉnh tai lên đỉnh đầu và đường kéo từ đỉnh mũi lên đỉnh đầu.

Sử dụng ngón tay để xoa nhẹ điểm này, hoặc đánh nhẹ bằng nắm tay trống.

Huyệt Nội quan

Huyệt Nội quan (ảnh: 24h.com.vn).

Nội quan là cửa ngõ giao lưu giữa cơ thể với thế giới bên ngoài. Huyệt Nội quan có thể giúp mọi người ngủ tốt hơn, điều trị chứng mất ngủ, giảm căng thẳng và ngừng buồn nôn do say tàu xe. Xác định vị trí huyệt Nội quan bằng cách, nâng nắm đấm hoặc lòng bàn tay sao cho 2 đường gân xuất hiện ở cổ tay. Điểm nằm ở giữa các gân và chiều rộng 3 ngón tay (trỏ, giữa, nhẫn) từ đường cổ tay lên.

Sử dụng ngón cái để day huyệt này.

Huyệt Thần môn

Huyệt Nội quan (ảnh: Sohu.com).

Thần môn nghĩa là cửa Thần (trong Tinh, Khí, Thần). Huyệt này rất tốt để điều trị các vấn đề cảm xúc, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến giấc ngủ hoặc các biểu hiện về tinh thần như mất ngủ và lo lắng. Huyệt Thần môn là điểm giao của đường từ bờ trong ngón áp út với lằn chỉ của cổ tay, ở phần gốc của lòng bàn tay.

Bạn có thể sử dụng ngón tay cái của tay đối diện để day huyệt này. Ngoài ra, bạn có thể đặt tay lên cạnh bàn ứng với huyệt này, lăn tay sang trái, sang phải, sử dụng trọng lượng bàn tay để thực hiện. Điều này rất dễ thực hiện trong khi bạn đang làm việc hoặc học tập.

Sức khỏe thể chất và tinh thần

Theo y học cổ truyền, tình chí (tinh thần) có ảnh hưởng đến thể chất của con người và ngược lại. Chúng ta có thể nhìn thấy mối liên quan này như, căng thẳng có thể làm ta đau bụng hay tập thể dục khiến ta hạnh phúc hơn. Mỗi loại tình chí sẽ gắn liền với các tạng phủ trong cơ thể và chức năng của chúng.

Điều này trái với Y học hiện đại, xem các cơ quan chỉ có một chức năng vật lý cụ thể duy nhất, độc lập với toàn bộ hệ thống, gần giống với một bộ phận trong chiếc xe hơi. Tuy nhiên, suy nghĩ này đang tỏ ra không thỏa đáng với việc phát hiện ra hệ vi sinh vật và cho thấy mối quan hệ giữa tâm trí và cơ thể. Ví dụ, một số chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất trong dạ dày. Tuy nhiên, những phát hiện mới này có thể sẽ mất nhiều năm để tìm hiểu.

Quản lý cảm xúc rất quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể. Cảm xúc thay đổi theo suy nghĩ, vì vậy chú ý đến những gì bạn nghĩ là có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề về tinh thần.

Video xem thêm: Người vô Thần chỉ tin vào khoa học, các nhà khoa học lại tin vào Thần học

Theo The Epoch Times

Exit mobile version