Đại Kỷ Nguyên

Quy định mới: ‘Chó phải đeo rọ mõm khi ra đường’ – Những điều cần biết để phòng chống bệnh dại

Bắt đầu từ ngày 15/9, nếu không đeo rọ mõm cho chó, để chó cắn người khi dẫn chúng ra đường, nơi công cộng, người nuôi sẽ bị phạt nặng. Vậy bạn đã có những hiểu biết gì về bệnh dại khi bị chó dại cắn?

Đó là nội dung chính được sửa đổi trong Nghị định 90/2017/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y, bắt có hiệu lực từ ngày 15/9.

Theo quy định này, với hành vi không đeo rọ mõm cho chó, không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng. Trường hợp chủ nuôi không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo cũng chịu mức phạt tương tự từ 600.000 đến 800.000 đồng như hành vi trên.

Đối với trường hợp chó cắn, cào người khác thì chủ phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định.

Đối với trường hợp người thả rông chó trong thành phố, nơi công cộng hoặc để vật nuôi gây thiệt hại cho người khác sẽ bị phạt từ 100.000 – 1.000.000 đồng. Với những trường hợp chó dữ tấn công gây tổn hại sức khỏe, tài sản cho người khác thì chủ chó sẽ phải bồi thường tùy theo mức độ thiệt hại.

Chủ nuôi không rọ mõm, để chó ra ngoài, không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo sẽ chịu mức phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng.

Những điều cần biết về bệnh dại

Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Bệnh dại là một trong những bệnh nhiễm được ghi nhận từ thời cổ xưa, mô tả từ cách đây hơn 3.000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ. Bệnh dại có thể gặp ở tất cả động vật có vú. Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại.

Tính nhạy cảm với động vật

RẤT CAO CAO TRUNG BÌNH THẤP
Cáo Chó Thú có túi
Chó sói đồng cỏ Chồn hôi Cừu
Chó sói Gấu trúc
Chuột Mèo Ngựa
Dơi Linh trưởng
Trâu bò

Theo thống kê của Viện Pasteur TP. HCM, ở Việt Nam, virus dại chủ yếu được tìm thấy ở chó, chiếm 96-97%. Tiếp đến là mèo 3-4%, các động vật khác (như thỏ, chuột, sóc…) chưa phát hiện được.

Bệnh dại phát triển trong cơ thể con người như thế nào?

Virus dại

Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi-rút dại phát triển từ lớp trong cùng của mô dưới da (gọi là mô dưới da), hoặc từ cơ bắp tiến vào các dây thần kinh ngoại biên (tức là các dây thần kinh trong cơ thể con người nằm ngoài não hoặc tủy sống).

Vi rút di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ ước tính khoảng 12-24 mm mỗi ngày. Người bị nhiễm bệnh có những thay đổi hành vi và có những biểu hiện lâm sàng khi vi rút bắt đầu xâm nhập vào não bộ.

Thời gian ủ bệnh có thể từ vài ngày đến vài tháng, và có thể dài tới 1 năm.

Những dấu hiệu và triệu chứng của người bị bệnh dại là gì?

Ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng

Thời gian bị bệnh thường là 2-3 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 5-6 ngày hoặc dài hơn khi được chăm sóc tích cực.

Xử lý vết cắn khi bị động vật cắn như thế nào?

Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.

Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod, nếu có.

Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.

Và đây là cách người dân thực hành quy định mới: Vừa hợp pháp lại ‘hợp thời trang’ 

Khẩu trang y tế, một công đôi việc
Chó “lai” tê giác
Còn lợi hại hơn khi chưa đeo rọ mõm
Nụ cười mãi nở trên môi

 

Hoàng Kỳ (T/h)

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version