Đại Kỷ Nguyên

Phòng dịch COVID-19 từ lớp trong: Suy nghĩ tích cực, thiện niệm, vị tha (P2)

Trong khi khẩu trang khan hiếm, có người trục lợi để tăng giá thì vẫn có nhóm người tốt sẵn sàng tặng khẩu trang miễn phí (ảnh chụp màn hình Tinh Hoa).

Dịch bệnh hoành hành khiến mọi người không khỏi hoang mang, lo sợ. Tuy nhiên, cần suy nghĩ tích cực và nhìn nhận mọi thứ một cách lạc quan sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn, không khiến cho hậu quả tồi tệ thêm nữa.

Tiếp theo Phần 1:

Đối đãi với sự việc cách tích cực và lạc quan, không bị bó buộc bởi cảm xúc

Đại học Y khoa Boston đã công bố một nghiên cứu vào tháng 8 năm ngoái chỉ ra rằng những người lạc quan có tuổi thọ trung bình cao hơn từ 11% đến 15% so với những người bi quan và 50% đến 70% cơ hội sống tới tuổi 85.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm châu Phi năm 2018 cho thấy việc duy trì trạng thái tâm lý tốt có thể cải thiện phản ứng miễn dịch của con người và tăng sức đề kháng với các bệnh, bao gồm cả các bệnh truyền nhiễm.

Mẹ bệnh nhi nhiễm COVID-19 luôn chắm sóc con nhưng không bị nhiễm bệnh (ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật&Xã Hội).

Ví dụ, đừng luôn lo sợ rằng bạn sẽ bị nhiễm bệnh, chỉ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và bạn vẫn có thể yên tâm sống. Ngô Quốc Bân, giám đốc của Phòng khám Tân Y Đuờng (Đài Loan) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng trong trận dịch SARS năm đó, ông đã quan sát thấy một số thành viên gia đình chăm sóc bệnh nhân cũng bị nhiễm bệnh, và một số thì không.

Những người không bị nhiễm bệnh thường có một đặc điểm là họ không thích suy nghĩ điên cuồng, có rất ít cảm xúc tiêu cực và bi quan, và chỉ tập trung vào việc chăm sóc bệnh nhân.

Và sự phẫn nộ một phần bắt nguồn từ nỗi sợ bị ảnh hưởng. Khi khủng hoảng, lo lắng trong tâm được giảm bớt, oán hận và kỳ thị đối với người bị nhiễm bệnh cũng tự nhiên được giảm bớt, tâm thái cũng có thể trở nên bình hòa. Lúc này, nếu có thể trong tâm xuất ra thiện niệm suy nghĩ tích cực về bệnh nhân thì có thể tiến một bước giảm thêm áp lực tâm lý.

Lưu giữ thiện niệm, vị tha, giúp người cũng là giúp mình

Luật sư nhân quyền Đài Loan Chu Uyển Kỳ đã chia sẻ một câu chuyện trên Facebook cá nhân về việc gặp một tài xế taxi có trái tim ấm áp. Người lái xe thường ngày đã có thói quen mua khẩu trang và rượu nên anh ta không thiếu để dùng dịp này, vì vậy anh ta đã tặng khẩu trang cho cả bạn bè.

Anh ấy nói rằng tại thời điểm này tâm trạng của mọi người vẫn chưa ổn định, anh ấy có thể giúp đỡ bao nhiêu thì giúp đỡ bấy nhiêu, và tôi hy vọng mọi người có thể vượt qua dịch bệnh một cách an toàn. Người lái xe thấy rằng Chu Uyển Kỳ không đeo khẩu trang và hỏi cô ấy có cần nó không. Chu Uyển Kỳ không cần khẩu trang, nhưng thở dài: “Bây giờ người tốt như anh giá mà càng nhiều càng tốt”.

Nhân viên y tế cũng tuyên truyền thông tin chính xác về phòng chống dịch bệnh trên trang Facebook của họ và chỉ cho công chúng cách cải thiện khả năng miễn dịch. Không ít người cảm ơn các bác sĩ đã chia sẻ và chuyển tiếp cho người thân và bạn bè.

Một phụ nữ Trung Quốc đang sinh sống ở Hoa Kỳ đã viết trên Twitter rằng cô ấy đã khóc khi nghe tin tức về sự lây lan của corona virus mới ở quê hương mình trên điện thoại di động khi đang đi xe buýt. Một số hành khách đã ôm cô ấy trước khi xuống xe và an ủi cô ấy. Cuối cùng, tại nhà ga, người lái xe tiến đến ôm cô và nói với cô rằng mọi thứ sẽ ổn.

Đề phòng dịch bệnh lây lan, các nhân viên y tế sân bay Ma Cao lên máy bay đo thân nhiệt mọi hành khách trên chuyến bay từ Vũ Hán đến (ảnh: Đông Phương/Viettimes).

Sau khi chuyến bay điều lệ di tản của Hoa Kỳ hạ cánh xuống căn cứ không quân Malaysia, một phụ nữ Trung Quốc bước xuống máy bay và thấy các nhân viên y tế Mỹ chào đón công dân trở về từ khu vực bị ảnh hưởng với khuôn mặt hiền lành và dịu dàng, khiến cô cảm thấy thư giãn và an tâm.

Loại lòng vị tha lẫn nhau, vô ngã không vị tư này giúp sản xuất endorphin. Lausanne Ginseng nói rằng Endorphin não có thể nói là chất chống trầm cảm tốt nhất được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể con người, và nó cũng là một đóng góp chính trong việc điều hòa miễn dịch. “Nó xuất hiện để trấn tĩnh lại con người, giảm áp lực, thư giãn lại căng thẳng và điều chỉnh lại bộ não, mang lại cho mọi người cảm giác sảng khoái, hân hoan của hạnh phúc”.

Không chỉ vậy, khi mọi người giúp đỡ người khác, họ sẽ rất hạnh phúc. Trạng thái hạnh phúc này sẽ cho phép tất cả các hormone bao gồm Endorphin não được tiết ra bình thường, hoạt động thần kinh giao cảm sẽ được tăng cường nhanh chóng, rối loạn chức năng miễn dịch cũng có thể được điều hòa và các tế bào bắt đầu chữa lành, sửa chữa, hoặc tăng cường sức đề kháng.

Dây thần kinh tự chủ được chia thành dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm. “Thư giãn, ăn, uống, bài thải, ngủ, và hệ thống miễn dịch đều được điều hòa bởi các dây thần kinh phó giao cảm”, Lausanne nói.

“Con người ai khó khăn thì giúp đỡ, nghĩ cho người khác, thực chất là đang giúp chính mình”. Ông nhấn mạnh: “Những người hành động ích kỷ, ghét người khác và luôn nghĩ cho bản thân, cuối cùng họ sẽ tự làm hại chính mình”. Kỹ năng xã hội, và sức khỏe tinh thần, tất cả đều bị tổn thất.

Khỏe mạnh có nghĩa là bao gồm cả cơ thể khỏe mạnh không có bệnh tật và sự lạc quan lành mạnh về mặt tinh thần. Các kỹ năng xã hội, bao gồm hòa đồng với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, đều là một phần của sức khỏe.

Trong dịch bệnh Vũ Hán này, giúp đỡ người khác, đối xử tốt với các nạn nhân và chia sẻ kiến ​​thức phòng chống dịch bệnh chính xác là tất cả các khái niệm về lòng vị tha yêu thương con người.

Theo epochtimes.com

Liên Hoa dịch

Exit mobile version