Đại Kỷ Nguyên

Những trường hợp tự phẫu thuật đáng kinh ngạc trên thế giới (P1): Từ việc tự đặt ống thông tim đến giải Nobel Y học

Những câu chuyện tự phẫu thuật sau đây nghe có vẻ khó khăn để thực hiện, thậm chí là khủng khiếp và bất thường, nhưng sự thực đã diễn ra. 

Phẫu thuật thường là một thủ thuật khéo léo và tinh tế có sự tham gia của bác sĩ và bệnh nhân. Tuy nhiên, những năm đã qua, có rất nhiều lý do mà một trong những ‘người chơi bản song ca’ này vắng mặt. Một số trường hợp là do chính các bác sĩ phẫu thuật tự cống hiến bởi y học vô tận là nguồn truyền cảm hứng cho họ tự khám phá. Số khác là do trong một tình huống cực kỳ đặc thù khiến cho hành động tự phẫu thuật trở thành lựa chọn khả thi duy nhất.

Tự phẫu thuật chắc chắn không xuất hiện thường xuyên – đặc biệt là trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, ở đâu đó trên thế giới nó vẫn xảy ra. Loạt bài viết sẽ gửi đến bạn đọc một số trường hợp tự phẫu thuật nổi bật.

Ca phẫu thuật thứ nhất: Tự đặt ống thông tim và đường tới giải Nobel Y học

Tự lấy bản thân mình để thí nghiệm thủ thuật nhằm phát kiến ra một ứng dụng phẫu thuật tim ít xâm lấn nhất có thể, bác sĩ Werner Forssmann đã từng bị phản đối bởi các bác sĩ cùng thời lúc bấy giờ.

Vào những năm 1920, Bác sĩ Werner Theodor Otto Forssmann làm nghiên cứu y học ở Đức, ông luôn có một câu hỏi trong đầu: Có thể đến tim thông qua các tĩnh mạch hoặc động mạch mà không cần phẫu thuật trực tiếp hay không? Trước đó, cách duy nhất để tiếp cận trái tim là bằng cách tiến hành một phẫu thuật mở lồng ngực khá rủi ro.

Bác sĩ Forssmann đã tình cờ đọc được một bài báo mô tả cách một bác sĩ thú y đã chạm tới trái tim của một con ngựa bằng ống thông qua tĩnh mạch cảnh trong. Điều này vận chuyển theo máu từ não, mặt và cổ về tim.

Bác sĩ Forssmann tình cờ biết được cách một bác sĩ thú y chạm tới tim của con ngựa bằng ống thông qua tĩnh mạch cảnh trong. (Ảnh: thevintagenews.com)

Ông đi đến kết luận rằng ở người, ông có thể sử dụng một ống thông để đến tim thông qua tĩnh mạch trụ trung gian, nằm sát bề mặt cánh tay. Quá vui mừng, Bác sĩ Forssmann đến nói với trưởng khoa phẫu thuật rằng ông dự định sẽ thực hiện thủ thuật trên một bệnh nhân. Nhưng ý tưởng của ông đã bị ngăn chặn.

Đứng ở góc độ trưởng khoa thì đây là quyết định hợp lý vì đã quan tâm đúng mức đến sự an toàn của bệnh nhân. Không bỏ cuộc, bác sĩ Forssmann đã hỏi liệu ông ấy có thể tự mình thực hiện thủ thuật này? Và một lần nữa ông ấy nhận được câu trả lời là không.

Năm 1929, không bị nản lòng, khi ấy ông còn là một bác sĩ phẫu thuật trẻ đầy nhiệt huyết. Ông bày tỏ ý tưởng của mình với y tá phòng mổ. Cô ấy là người giữ thiết bị phẫu thuật, ông cần phải có sự đồng ý của cô.

Thật may mắn cho ông là cô y tá đã rất ấn tượng với ý tưởng này và đề nghị lấy bản thân cô làm đối tượng thử nghiệm. Bất chấp sự can đảm của cô y tá, Forssmann vẫn quyết tâm thực hiện thủ thuật trên chính mình.

Ông ấy thắt dây đai trói cô y tá vào bàn mổ và giả vờ rạch lên tay cô, nhưng ông ấy lại gây tê cục bộ cho chính mình, sau đó cố gắng đẩy ống thông vào khoảng 30 cm lên cánh tay trước khi y tá nhận ra rằng cô đã bị lừa.

Forssmann nhờ cô y tá gọi giúp một kỹ thuật viên X-quang để ông ấy có thể vạch ra hành trình của ống thông trong lòng tĩnh mạch từ cánh tay đến trái tim. Trong khi họ đang chụp ảnh ống thông, một đồng nghiệp đã thấy những gì Forssmann đã làm và cố gắng kéo ống thông ra khỏi cánh tay của ông. Tuy nhiên, Forssmann đã giành chiến thắng sau đó và tiếp tục công việc của mình.

Hình ảnh đầu tiên qua chụp X-quang, khi đầu ống thông được luồn vào tim. (Ảnh: Physiology.org)

Những hình ảnh đầu tiên từ tia X cho thấy ống thông đã đạt đến mức ngang vai, vì vậy ông tiếp tục đẩy nó qua. Cuối cùng đã đạt được mục tiêu của mình: Ông ấy có thể nhìn thấy đầu của khoang tâm thất phải.

Thủ thuật thành công, nhưng Forssmann đã tiến hành mà không được phép, còn vi phạm chính sách bệnh viện nên bị đình chỉ làm phẫu thuật tim mạch. Không được làm việc bất kỳ vị trí phẫu thuật nào, ông từ bỏ khoa tim mạch và chuyển sang khoa tiết niệu.

17 năm sau, năm 1956, ông cùng với hai người khác (Andre Cournand và Dickinson Richards), đã giành giải thưởng Nobel về Sinh lý học và Y học nhờ phát triển thành công kỹ thuật thông tim. Thủ thuật cho phép các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh tim với độ chính xác cao hơn nhiều trước đó.

Những câu chuyện trong loạt bài viết này, đưa ra cho người đọc về khả năng tuyệt vời mà con người có thể làm. Tuy nhiên, việc tự phẫu thuật là không đảm bảo an toàn cho bất cứ một ai, ngay cả đó là một bác sĩ phẫu thuật giỏi.

Ngọc Diệp

Exit mobile version