Đại Kỷ Nguyên

Những nguyên tắc dưỡng sinh bảo vệ sức khoẻ khi tiết trời Lập đông

Khi tới tiết trời Lập đông, khí hậu cũng càng ngày càng lạnh, chúng ta chính thức bước vào mùa đông, chú trọng dưỡng sinh mùa đông là phương pháp ‘cường thân kiện thể’ giảm thiểu bệnh tật chủ yếu nhất. Vậy thì nguyên tắc dưỡng sinh Lập đông là gì?

Nguyên tắc dưỡng sinh lập đông

1. Ăn uống tuân thủ nguyên tắc: ‘Tư âm tiềm dương’

Ăn uống nên thanh đạm, dùng nhiều hơn các thực phẩm tăng nhiệt lượng cho cơ thể. Bổ sung rau tươi vào chế độ ăn tránh thiếu vitamin. Ăn tăng hơn thực phẩm có hàm lượng đạm, vitamin, chất xơ cao. Thịt bò, thịt dê, gà ác, sữa đậu nành, sữa bò, củ cải, rau xanh, mộc nhĩ, đậu tương, cần tây, cà rốt, khoai tây, cải thảo, cải bó xôi, táo, nhãn… đều là thực phẩm tương đối thích hợp sau Lập đông.

Ăn uống dưỡng sinh mùa đông cần chú ý đến thực phẩm chứa hàm lượng đạm, vitamin, chất xơ cao. (Ảnh: vi.photo-ac.com)

Ngoài ra, mùa đông dưỡng sinh có thể ăn nhiều các loại hạt (loại thực phẩm nhiều dầu) như lạc, óc chó, hạt dẻ, hạt phỉ, hạnh nhân… Đồng thời, cần bớt ăn thực phẩm tính hàn như hải sản, không được ăn thực phẩm ngấy béo hoặc quá mặn, bớt ăn thực phẩm hàm lượng đường cao.

2. Vận động tuân thủ nguyên tắc: ‘Thu Đông dưỡng âm’

Tập luyện trong mùa đông là không thể thiếu, vận động thích hợp có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại sự tấn công của bệnh tật. Chuyên gia nhấn mạnh, mùa đông hàn lạnh, tứ chi của con người tương đối cứng đờ, động tác khởi động trước khi tập luyện rất quan trọng, như duỗi tay chân, chạy chậm, tập luyện với máy móc nhẹ, làm cơ thể ra chút mồ hôi, sau đó lại tiến hành tập luyện cường độ cao bảo vệ sức khỏe. Y phục cần căn cứ tình hình khí hậu mà sử dụng, lấy giữ ấm phòng cảm mạo làm chính. Sau khi vận động cần kịp thời mặc thêm quần áo, để tránh nhiễm lạnh. Ngoài ra, người bị bệnh tim mạch và mạch máu não nên kiêng kỵ vận động mạnh, như đánh bóng, leo núi…

3. Sinh hoạt ngủ nghỉ tuân thủ nguyên tắc: ‘Thuận ứng quy luật tự nhiên’

Ngủ và thức đều cần nắm bắt thời gian một cách khoa học. Con người chỉ có thuận ứng biến hóa của bốn mùa trong năm, đồng điệu hòa hợp với chuyển biến thời không, mới có lợi cho sức khỏe sinh mệnh. Nhấn mạnh, trong mùa đông khi sức sống tiềm phục ẩn náu, vạn vật bế tàng, cần ‘dưỡng tinh tích nhuệ’, làm dương khí nội tàng. Phương pháp cụ thể là “ngủ sớm dậy muộn”, để đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, đồng thời chú ý giữ ấm thân thể, để tránh dương khí ngoại tiết.

4. Tinh thần cần tuân thủ nguyên tắc: ‘Đông tàng’

Mùa đông, chuyển hóa trao đổi chất của cơ thể tương đối chậm rãi. Chuyên gia kiến nghị, gặp phải sự tình không như ý, cần học cách điều chỉnh tình chí (cảm xúc). Đối với các tình chí không tốt có uất ức trong tâm, có thể thông qua phương thức thích đáng phát tiết ra ngoài, để bảo trì tâm thái bình hòa.

Mùa đông có thể tăng cường phơi nắng. Bởi vì thời điểm này trời tối sớm, thời gian có nắng ngắn, cũng là một nguyên nhân dễ làm người ta sản sinh tình chí uất ức. Cần bảo trì tình chí ổn định, tránh phiền nhiễu vọng động, giúp dương khí trong cơ thể được tiềm tàng (ẩn giấu).

Lập đông dưỡng sinh cần ăn gì?

Dưỡng sinh khi Lập đông, cần ăn thực phẩm sản sinh nhiều nhiệt lượng. (Ảnh: vi.photo-ac.com)

1. Lập đông ẩm thực ăn uống dưỡng sinh chủ yếu là gia tăng nhiệt lượng

Nhiệt độ hàn lạnh của mùa đông ảnh hưởng tới hệ thống nội tiết của cơ thể, làm hormone tuyến yên Thyroxine và hormone tuyến thượng thận Adrenaline… phân tiết ra nhiều, từ đó xúc tiến và tăng tốc phân giải 3 nhóm chất dinh dưỡng chính, để gia tăng khả năng chống lạnh của cơ thể, như vậy sẽ tạo thành nhiệt lượng cơ thể tản đi rất nhiều.

Khi thời tiết lạnh, tăng cường dung nạp lượng đạm, mỡ cho tới vitamin và chất khoáng, rất có lợi cho chống rét. Ăn thêm một chút gạo nếp, cao lương, hạt dẻ, đại táo, nhân quả óc chó, nhãn, hẹ, bí đỏ, gừng tươi, thịt bò, thịt dê… các loại thực phẩm tính ấm nóng, có thể tăng cường khả năng chịu rét của cơ thể.

2. Lập đông dưỡng sinh cần chú ý bổ sung vitamin

Lập đông lại không phải mùa rau, do đó, thường sau khi một mùa đông qua đi, cơ thể xuất hiện thiếu vitamin, như thiếu vitamin C, đồng thời do đó mà dẫn tới phát sinh loét miệng, chân răng sưng đau, chảy máu, đại tiện táo… các loại triệu chứng. Vậy thì mọi người có thể ăn lượng củ thích hợp, như khoai lang, khoai tây… Chúng đều giàu vitamin C, vitamin B, và còn vitamin A.

Tăng lượng vitamin A, C nạp vào. Vitamin A chủ yếu đến từ gan động vật, cà rốt, rau màu xanh đậm…, vitamin C nguồn chủ yếu lại từ trái cây tươi và rau. Tăng cường lượng hấp thu vitamin A, C…, có thể tăng cường khả năng chịu rét của cơ thể.

Lập đông dưỡng sinh và kiêng kỵ

1. Lập đông dưỡng sinh cần ‘tăng đắng giảm mặn’

Do đó, trong mùa đông, cần bớt ăn thực phẩm vị mặn, để phòng thận thủy quá vượng; ăn nhiều thực phẩm vị đắng, để bổ ích tạng Tâm, tăng cường chức năng tạng Thận, thường dùng thực phẩm như: Cam, gan dê, su hào, xà lách, giấm, trà…

Đồng thời khi bổ vào mùa đông, cần chú ý là cần để trường vị có quá trình thích ứng, tốt nhất lựa chọn dẫn bổ trước. Bình thường mà nói, có thể lựa chọn dùng hồng táo hầm thịt bò, nhân lạc thêm đường đỏ, cũng có thể nấu một chút canh thịt bò nấu gừng tươi, đại táo để uống, để điều chỉnh chức năng Tỳ Vị.

2. Lập đông không thể bồi bổ một cách mù quáng

a. Kiêng loạn bổ

Nên hiểu được bản thân có nên bổ hay không, thuộc loại thể trạng nào, thuộc tạng nào phủ nào có hư. Bình thường mà nói, người trung niên lấy bổ ích Tỳ Vị làm chủ yếu, người già lấy bổ ích Thận khí làm chính. Tốt nhất dưới sự chỉ đạo của bác sĩ có kinh nghiệm phán định.

b. Kiêng chỉ dùng thuốc để bổ

Đối với người muốn kiện thân trường thọ mà nói, chỉ dựa vào thuốc bổ không phải là biện pháp tốt. Còn cần chú ý rèn luyện vận động thích hợp, điều chỉnh ăn uống, phải động não, tránh tà nhập tĩnh…, mới có thể đạt tới ý nghĩa dưỡng sinh đích thực.

c. Tránh ăn thịt quá nhiều

Đối với người có trạng thái thân thể không được tốt lắm, Tỳ Vị tiêu hóa không tốt mà nói, trước tiên là cần hồi phục chức năng Tỳ Vị, nếu không thì uống bao nhiêu thuốc bổ cũng vô ích. Do đó, mùa đông bổ không cần vị quá bổ, quá ngấy béo, cần lấy điều hoà tiêu hóa làm chuẩn tắc.

d. Không bệnh cũng bổ

Không bệnh cũng bổ có thể làm tổn thương thân thể. Ví như dùng dầu gan cá quá lượng có thể dẫn tới trúng độc, trường kỳ sử dụng đường glucose có thể dẫn tới béo phì. Ngoài ra, thuốc bổ cũng không thể dùng nhiều, bất kỳ thuốc bổ nào sử dụng quá lượng đều có hại.

Theo www.ys137.com
Liên Hoa biên dịch

Exit mobile version