Đại Kỷ Nguyên

Nguy cơ tim mạch tăng nhanh sau 2 tuần uống nước ngọt

Chỉ trong hai tuần uống nước ngọt có chứa sirô ngô giàu fructose (HFCS), những người trưởng thành khỏe mạnh và còn trẻ đã cho thấy ba yếu tố nguy cơ chính của các bệnh lý tim mạch tăng lên.

(HFCS là viết tắt của High Fructose Corn Syrup là một chất tạo ngọt thu được thông qua xử lý enzyme dịch chiết xuất từ bắp. Nó được sử dụng trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau như thức uống có gas, bánh ngọt, nước trộn salad, tương cà, nước sốt, kem…)

Đây là kết quả từ một nghiên cứu mới, lần đầu tiên chứng minh mối liên hệ trực tiếp giữa hàm lượng đường bổ sung được tiêu thụ ở trong các đồ uống ngọt và sự gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Phát hiện mới này cũng củng cố thêm bằng chứng từ một nghiên mới dịch tễ học trước đó cho thấy nguy cơ tử vong do các bệnh lý tim mạch – một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn thế giới – tăng lên theo khi lượng đường tiêu thụ tăng.

Theo Kimber Stanhope, nhà nghiên cứu tại khoa thú y, Đại học California Kimber cho biết: “Những kết quả này chỉ rõ rằng con người rất nhạy cảm đối với tác dụng có hại của việc tiêu thụ đường quá mức vượt khỏi một phạm vị rộng của mức độ tiêu thụ”.

Chỉ một ít cũng có thể đã là quá nhiều

Nghiên cứu trên được đăng tải online trên Tạp chí Dinh Dưỡng Lâm Sàng Mỹ (American Journal of Clinical Nutrition), trong đó 85 người tham gia, bao gồm cả nam và nữ ở độ tuổi từ 18-40, 85 người này được chia làm 4 nhóm.

Trong 15 ngày nghiên cứu, những người này uống đồ uống được làm ngọt bằng HFCS tương đương với 0%, 10%, 17.5%, hay 25% tổng lượng nhu cầu calo hàng ngày của họ.

Nhóm đối chứng 0% uống đồ uống không đường, được làm ngọt bằng chất làm ngọt nhân tạo aspartame.

Ở thời điểm bắt đầu và kết thúc nghiên cứu, các nhà nghiên cứu lấy mẫu máu hàng giờ để theo dõi những thay đổi nồng độ lipoprotein, triglyceride, và axít uric – đều được biết đến là những chất chỉ thị nguy cơ bệnh tim mạch.

Những yếu tố nguy cơ này tăng khi liều sử dụng HFCS tăng. Ngay cả khi những người tham gia uống liều 10% cũng cho thấy nồng độ lưu thông của LDL và triglyceride tăng so với nồng độ ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy mức độ tăng những yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch là lipid/lipoprotein, hầu như ở nam cao hơn ở nữ, và độc lập với tăng cân.

Những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng các nghiên cứu bằng cách sử dụng các nghiên cứu có chế độ ăn uống kiểm soát cẩn thận, nhằm xác định ra mức bổ sung đường an toàn cho tiêu dùng.

Nguồn: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Đại Hải biên dịch

Exit mobile version