Đại Kỷ Nguyên

Nguy cơ bùng dịch chân tay miệng tại Hà Nội: Các bài thuốc dân gian đơn giản mà hiệu quả

Theo Sở Y tế Hà Nội, thời gian trở lại đây số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng, chỉ riêng trong tuần qua đã ghi nhận thêm 97 trường hợp nhiễm mới. Đây là điều các bậc cha mẹ cần quan tâm lưu ý để phòng tránh và điều trị hiệu quả.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh.

Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi (Ảnh: qua giadinhmoi.vn)

Dấu hiệu của bệnh:

Bóng nước lòng bàn chân có thể lồi lên trên da (Ảnh: qua lamchame.vn)

Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: Bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

Bệnh được đánh giá là nặng khi có các biểu hiện sau:

Bộ Y tế cho biết, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. Cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Các biện pháp phòng ngừa

Các bài thuốc điều trị dân gian

1. Chanh muối, ô mai chanh

Bài thuốc này áp dụng cho trẻ chưa bị biến chứng loét niêm mạc miệng (Ảnh: qua WallpapersCraft)

Chanh muối là thảo dược tuyệt vời giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và tiêu diệt virus gây bệnh chân tay miệng. Đối với trẻ nhỏ bài thuốc này hơi khó sử dụng vì thuốc có vị hơi đắng, chúng ta có thể thêm một chút mật ong pha nước để cho trẻ uống, bài thuốc này áp dụng cho trẻ chưa bị biến chứng loét niêm mạc miệng.

Lưu ý: không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

2. Cây bạc hà

Bạc hà có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, diệt khuẩn, chữa ung nhọt, lở loét (Ảnh: qua checucinfo.it)

Bạc hà có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, diệt khuẩn, chữa ung nhọt, lở loét, cách dùng: bạn có thể đun 1 nắm nhỏ bạc hà với 1 lít nước sau khoảng 15 phút thì gạn lấy nước uống. Mỗi ngày uống khoảng 2 tách rất tốt cho trẻ bị bệnh.

3. Tỏi

Tỏi có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do các vết loét (Ảnh: qua radiohadosa.com)

Đây là loại gia vị có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do các vết loét.

Cách dùng: Nên đập dập hoặc băm nhỏ chế biến thành các món ăn hàng ngày cho trẻ. Bên cạnh đó bệnh nhân hạn chế chất tanh như tôm, cá, mực vì những thực phẩm trên có thể gây ngứa những viết loét do bệnh gây ra.

4. Rau diếp cá

Diếp cá thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, sát trùng và chống viêm loét (Ảnh: qua youtube.com)

Rau diếp cá giã nát, cho vào nước sôi để tắm cho trẻ mà không cần tắm lại với nước lã. Sau đó dùng nước cốt nghệ thoa vào các vết mụn nước, lở loét, hoặc dùng gel nha đam thoa vào vùng thương tổn trên da.

Ngoài ra, bạn có thể xay rau diếp cá cho trẻ uống trong vòng 5-7 ngày đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Cao Sơn 

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version