Đại Kỷ Nguyên

Người vợ nhanh trí cứu chồng đột quỵ thoát chết trong gang tấc

Thấy chồng đột nhiên có dấu hiệu bất thường không làm chủ được chính mình, chị Loan nhanh chóng đưa chồng nhập viện cấp cứu vì đoán có thể anh đã bị đột quỵ, tính mạng ngàn cân treo sợi tóc.

Người vợ hiền bình tĩnh cứu chồng thoát chết trong gang tấc

Chồng chị Loan năm nay 39 tuổi, sức khỏe tốt, đang làm công việc văn phòng ở quận 6, TP HCM. Tối vài ngày trước, khi đang đứng anh đột nhiên yếu tay và chân phải, không điều khiển được. Chị hỏi anh làm có sao không anh lơ ngơ không có phản ứng, rồi cố nói mà không ra tiếng. Nghĩ chồng bị đột quỵ, chị Loan lập tức đưa anh đi cấp cứu.

Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ cấp nên lập tức khởi động quy trình báo động cấp cứu đột quỵ. Đội ngũ bác sĩ từ nhiều chuyên khoa khác nhau như Cấp cứu, Thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh và điều dưỡng, kỹ thuật viên cùng phối hợp khám, xét nghiệm, chụp cắt lớp não và hội chẩn phương án điều trị cho bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Đơn vị Đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y dược thăm khám cho bệnh nhân sau khi can thiệp đột quỵ (Ảnh: VNE)

Trong vòng 15 phút kể từ khi vào viện, bệnh nhân đã được tiêm thuốc thông mạch. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy một mạch máu lớn lên não bị tắc nên bệnh nhân được đưa vào phòng can thiệp ngay. Các bác sĩ đã đưa dụng cụ chuyên dụng vào động mạch não lấy ra cục máu đông đang làm tắc mạch máu của người bệnh. Các mạch máu não của bệnh nhân đã thông suốt hoàn toàn sau 90 phút tính từ lúc khởi phát triệu chứng.

Sau khi điều trị, bệnh nhân có thể nói chuyện bình thường và cử động tay chân được. Các bác sĩ cũng giúp người bệnh tìm hiểu rõ nguyên nhân đột quỵ và lên kế hoạch điều trị lâu dài để phòng ngừa tái phát. Vài ngày sau bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và được xuất viện. Sự nhanh trí của người vợ được bác sĩ đánh giá cao, giúp bệnh nhân tận dụng cơ hội vàng sau đột quỵ để được cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng thương tổn nặng.

Đột quỵ: Nhận biết và cấp cứu nhanh bao nhiêu sẽ tốt bấy nhiêu

Càng phát hiện sớm cơ hội sống sót càng cao (Ảnh: gigolyanplus.ru)

Thời gian vàng để cấp cứu người bệnh đột quỵ là 6 giờ tính từ khi khởi phát triệu chứng, đặc biệt 3 giờ đầu được coi là thời gian kim cương. Với đột quỵ, mỗi giây xử trí cấp cứu đều quý, Phát hiện và xử trí càng sớm bao nhiêu, thì càng có nhiều tế bào não được cứu sống, và người bệnh càng giảm thiểu được nguy cơ mắc các di chứng nặng nề sau đó.

Hội Đột quỵ Thế giới (WSO) ước tính cứ 6 người thì có 1 trường hợp có nguy cơ bị đột quỵ. Tại Việt Nam, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong ở nam giới là 18%, nữ 23%.

Theo Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ, có thể phát hiện người đột quỵ qua những dấu hiệu sau:

Đột quỵ – căn bệnh không chết người cũng gây tàn phế

Nếu có bất kỳ các dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu nêu trên, cần đưa người bệnh cấp cứu ngay lập tức, cần nhớ THỜI GIAN LÀ VÀNG.

Đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng công cụ FAST (Face-Arm-Speech-Time) để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ của một người.

Face (Mặt): Yêu cầu người bệnh cười, quan sát xem một bên mặt có bị xệ xuống không?, nụ cười có bị lệch?

Arm (Tay): Yêu cầu người bệnh giơ cả hai tay lên, có bên tay nào dần dần hạ thấp xuống không?

Speech (Nói): Yêu cầu người bệnh nói một câu đơn giản, xem người bệnh có nói líu, giọng nói bất thường không.

Time (Thời gian): Nếu có bất kỳ các dấu hiệu nào ở trên, cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Hoàng Kỳ (TH)

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version