Tạng Tâm là cơ quan chi phối sinh mệnh. Theo Hoàng đế nội kinh, Tâm “vi quân chủ chi quan”, nghĩa là Tâm là quân chủ, là tạng phủ quan trọng trong cơ thể. Nếu bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới toàn thân. Vậy làm sao phán đoán tạng phủ này khỏe hay không? Người có tim không khỏe, cơ thể sẽ có 2 đau 2 tím. Nếu bạn không có những điều này là biểu hiện của tim khỏe.
2 đau
1. Đau răng
Đau răng sao lại có liên quan tới bệnh lý về tim mạch? Rất ít người có thể liên tưởng tới điều này. Trên lâm sàng, bệnh lý về tim mạch thực sự dẫn tới đau răng. Các triệu chứng biểu hiện cụ thể là: đau răng dữ dội, các bộ phận xuất hiện cơn đau không rõ ràng, uống thuốc không thuyên giảm.
Năm 1989, các nhà khoa học tại Mỹ đã đã chỉ ra sự song hành giữa những người bệnh răng miệng và bệnh tim mạch. Những người mất răng được ghi nhận là có nhiều cục máu đông ở động mạch chủ. Điều này đã chứng minh một cách gián tiếp rằng những người bị bệnh răng miệng có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nhiều hơn so với những người không bị.
Nghiên cứu của Sức khỏe và Dinh Dưỡng Học Quốc Gia Hoa Kỳ được thực hiện trên 20,000 người Mỹ đã chỉ ra rằng những người bị bệnh răng miệng (dẫn đến mất răng) có khả năng mắc bệnh tim mạch 72% cao hơn nhóm những người không bị bệnh nướu răng. Trong một nghiên cứu khác, những người bị tiêu hao xương hàm do mất răng và bệnh nướu răng bị tai biến tim mạch gấp 2,8 lần so với những người không bị bệnh nướu răng.
2. Đau họng
Đau họng là bệnh lý thường gặp, nguyên nhân cũng có rất nhiều. Nếu loại bỏ lý do vì cảm mạo, viêm họng gây đau, rất có thể do tim bị tổn thương, là tiền thân của nhồi máu cơ tim, cần đặc biệt cẩn thận.
Đau họng do nhồi máu cơ tim thường có nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ: đột nhiên vận động mạnh, thay đổi tâm trạng… Khi có cơn đau, sẽ cảm giác như cổ họng bị thắt chặt, giống như bị một sợi dây buộc chặt trên cổ làm không thể thở.
2 tím
1. Môi tím
Màu môi của một người khỏe mạnh là hồng nhạt. Nếu bắt đầu tối và chuyển sang màu xanh tím, rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tim mạch như tim bẩm sinh… Điều này thông thường do thiếu oxy trong máu và lưu thông máu kém rất dễ gây suy tim.
2. Lưỡi màu tím
Quan sát trạng thái của lưỡi, cũng có thể xác định tình trạng sức khỏe của trái tim. Nếu lưỡi có màu hồng, không có dấu răng, mềm và linh mẫn, điều biểu hiện của một trái tim khỏe mạnh, nếu lưỡi biến thành tím, có tụ máu hoặc trở thành trắng, điều do tim đang có vấn đề, cần lưu ý.
3 điều cần làm để bảo vệ tim
1. Hút ít thuốc
Là một trong những thành phần gây nghiện của thuốc lá, nicotine có thể gây ra một loạt các bệnh lý về tim mạch và hô hấp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút thuốc thường xuyên có nguy cơ bị đau tim cao gấp 7 lần so với người không hút thuốc.
2. Hạn chế lao lực
Khi cơ thể ở vào trạng thái lao động quá sức, sẽ tiết ra lượng lớn adrenaline và thyroxine, làm co thắt mạch máu, huyết áp tăng cao, lượng cung cấp máu cho tim giảm từ đó gây ra các bệnh lý về tim mạch. Do đó, thường xuyên làm việc quá sức, thức khuya, nhiều áp lực công việc và căng thẳng tâm lý…. đều không tốt cho tim.
3. Ít xúc động
Khi cảm xúc tâm lý bị kích động thái quá gây phấn khích sẽ làm nhịp tim tăng nhanh, có thể dẫn tới tăng huyết áp đột ngột, tăng gấp đôi mức tiêu thụ oxy, gia tăng gánh nặng lưu thông máu ở tim, từ đó có thể gây ra các bệnh lý về tim mạch. Đặc biệt với những người bệnh tim, cần kiểm soát cảm xúc ở trạng thái cân bằng, không kích thích hưng phấn.
4 điều nên làm để tăng cường sức khỏe trái tim
1. Ăn ít muối
Thành phần chính của muối là natri. Hấp thụ quá nhiều có thể gây ứ đọng dịch thể, tăng thể tích máu, huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não. Do đó, ăn quá mặn sẽ gây tổn hại cho tim.
2. Ngủ một chút vào buổi trưa
Tim nằm trong lồng ngực, là dương vị, chủ huyết mạch, cần hoạt động để giúp máu lưu thông nuôi dưỡng cơ thể. Dương khí vào buổi trưa thường thịnh hơn, lúc này cần nghỉ ngơi để dưỡng âm, đạt mục đích điều hòa âm dương. Vì vậy, ngủ trưa có thể hỗ trợ giúp dưỡng Tâm hiệu quả.
3. Bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn một chút
Omega-3 là axit béo không bão hòa đa và là một trong những chất béo “tốt” giúp bảo vệ tim và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, trầm cảm, mất trí nhớ và viêm khớp. Nguồn dinh dưỡng này tới từ dầu Thanh tô tử, cá hồi….
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo những bệnh nhân mắc bệnh tim nên tiêu thụ 1g omega-3 mỗi ngày. Nếu từng bị nhồi máu cơ tim, uống omega-3 với liều lượng quy định sẽ giúp hỗ trợ bảo vệ trái tim của bạn.
4. Bấm huyệt
Nội quan là huyệt vị dưỡng Tâm hiệu quả. Huyệt nằm ở vị trí ở trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé. Ấn vào huyệt vị này có tác dụng hỗ trợ giúp tinh thần bình tĩnh, giảm đau dạ dày, loại bỏ muộn phiền. Có thể dùng hỗ trợ trị liệu giảm phiền muộn, trị bệnh đánh trống ngực, đau thắt lưng, tim mạch vành, mất ngủ… mỗi lần ấn 30 cái, mỗi ngày hai lần.
3 nguyên tắc dưỡng tâm mùa hè
1. Thanh hỏa dưỡng tâm
Nam giới uống nhiều bia rượu nên chú ý trừ phế hỏa, vị hỏa: Phế hỏa dễ dẫn đến ho khan, có đờm, đau họng. Để thanh nhuận, tiêu đàm cần ăn nhiều củ cải trắng, lê, ngó sen, hoa bách hợp, sơn trà và massage hai huyệt Ngư tế, Thiếu thương hàng ngày.
Vị hỏa dẫn đến mụn, táo bón… Nên ăn nhiều đậu xanh, mướp đắng, dưa chuột, dưa hấu, bí đao, ý dĩ và massage hai huyệt Nội đình và Lệ đoài.
Người già chức năng cơ quan nội tạng suy giảm, dễ có thận hỏa và phế hỏa: Thận hỏa dễ dẫn đến những triệu chứng như tâm phiền, choáng đầu, ù tai. Để trị thận hỏa, bạn nên tăng cường ăn một số thực phẩm tư âm như mộc nhĩ đen, câu kỷ, dâu và massage huyệt Thái khê và huyệt Dũng tuyền. Phế hỏa dễ gây ho khan, táo bón. Bạn có thể uống nước luộc ngân nhĩ, đường phèn với lê để trị phế hỏa.
Thanh niên thường xuyên uống đồ lạnh, ăn thực phẩm nhiệt lượng cao, tích tụ nhiều, gây ra phế hỏa và tỳ hỏa: Chú ý kiện tỳ lợi thấp, uống nhiều nước đậu xanh hoặc lấy lá trúc, lá sen ngâm nước uống.
2. Dưỡng âm phù dương
Mùa hè là lúc dương khí tăng cao, cần nuôi dưỡng và bảo vệ dương khí trong cơ thể một cách thích hợp. Trên thực tế, trong khoảng thời gian này, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm “dưỡng âm phù dương” mới là phương pháp thích hợp nhất.
Về ẩm thực lấy thực phẩm tư âm nhuận táo và hoa quả làm chính như khoai từ, hạt mè, thịt vịt, mã thầy, mía… Bình thường bạn có thể dùng các vị thuốc tư âm nhuận phế như bách hợp, sa sâm để ngâm nước, nấu cháo hoặc nấu canh.
Mùa hè ngày dài, đêm ngắn, dương khí thịnh, âm khí thiếu. Bởi vậy cần điều chỉnh thời gian ngủ cho phù hợp, hình thành thói quen buổi tối ngủ từ 10 – 11 giờ và sáng dậy từ 5:30 – 6:30.
3. Bồi bổ khí huyết
Dưỡng sinh mùa hè rất chú trọng trong việc bổ khí, bổ huyết. Về ẩm thực, bạn nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm bổ khí như gạo kê, gạo tẻ, đậu cô ve, cà rốt, nấm hương, đậu hũ, khoai tây, khoai lang, thịt bò, thịt thỏ, thịt gà, trứng gà, cá mè…
Nếu xuất hiện các triệu chứng của chứng khí hư như tinh thần uể oải, mệt mỏi, mất sức có thể dùng Sâm Mỹ ngâm nước uống để bổ khí vượng thần.
Kiên Định
Nguồn tham khảo: Secretchina, Soha