Đại Kỷ Nguyên

Ngôi sao Bill Paxton của Titanic đã đột ngột ra đi… lại nhắc bạn cảnh giác với bệnh tim mạch

Cuối tuần trước, diễn viên Bill Paxton bị đột quỵ trong lúc phẫu thuật tim rồi vĩnh viễn ra đi ở tuổi 61, để lại hai con và người vợ đã chung sống 30 năm, cùng với sự tiệc nuối của rất nhiều khán giả hâm mộ anh qua những vai diễn nổi tiếng trong quá khứ…

Bill đã từng đóng vai người thợ săn kho báu trong Titanic và nổi tiếng cùng nhiều bộ phim từ những năm 1990 như: “Alien 2” (1986), “Kẻ hủy diệt” (1984), “Twister” (1996), “Edge of Tomorrow” (2014)…

Cái chết của Bill do biến chứng sau phẫu thuật tim hở, đây là một lần nhắc nhở cả bác sĩ và bệnh nhân tim, rằng các ca phẫu thuật loại này khá nguy hiểm, chỉ nên tiến hành khi thực sự không còn lựa chọn khác, đồng thời cần tầm soát thật kỹ lưỡng để đánh giá các mối nguy và lỗi khi làm thủ thuật.

Trong phẫu thuật tim hở, ngực của bệnh nhân được cắt mở ra và phẫu thuật được thực hiện trên cơ, van, hoặc động mạch của tim. Các bác sĩ sẽ khiến quả tim ngừng đập, thay vào đó là một bộ máy tim-phổi để duy trì sự lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể.

Bill Paxton qua đời ở tuổi 61 (Ảnh: Jim Smeal/BEI/Shutterstock)

Mặc dù phẫu thuật này được coi là an toàn, nhưng nó vẫn có mang nguy cơ xảy ra đột quỵ. Thời điểm nguy hiểm là lúc bắt đầu phẫu thuật, khi động mạch chủ, là một động mạch lớn bị kẹp lại và bệnh nhân được nối tới máy tim-phổi.

BS. TS. tim mạch Crandall, giám đốc chương trình ghép tim tại bệnh viện tim mạch nổi tiếng Palm Beach Cardiovascular Clinic (Florida, Mỹ) nói: “Nếu bạn có bệnh tim trong vòng động mạch chủ, điều này có thể gây ra các cục máu đông, và các cục máu đông có thể đi đến não và gây ra một cơn đột quỵ“.

Ông cũng cho biết động mạch chủ có thể được tầm soát bằng xét nghiệm siêu âm để xem có vấn đề gì không, nhưng thủ thuật này thường bị bỏ qua. Hơn nữa trong khi dùng máy tim-phổi cũng có thể có không khí trong tim, nếu không thể loại bỏ nó thì khi tim hoạt động trở lại sẽ dẫn đến hình thành cục máu đông và gây đột quỵ.

Nhưng ngay cả khi tất cả mọi thứ dường như tốt, một cơn đột quỵ vẫn có thể xảy ra sau phẫu thuật chỉ vài ngày.

Phẫu thuật gây ra những thay đổi trong máu, có thể làm tăng khả năng hình thành cục máu đông và gây ra đột quỵ.” Crandall cho biết thêm.

Phẫu thuật tim hở cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ nếu bệnh nhân có bệnh động mạch cảnh, khiến thu hẹp các mạch máu đến não và đầu.

Để giảm thiểu rủi ro này, Tiến sĩ Crandall khuyên rằng chỉ nên thực hiện phẫu thuật nếu thật cần thiết, cố gắng điều trị bằng các thủ thuật không hay xâm lấn tối thiểu. Đồng thời khi phẫu thuật bạn cũng phải cân nhắc nhiều yếu tố:

Dù sao thì các ca phẫu thuật đều không tuyệt đối an toàn, một là giúp bạn, hai là sẽ hủy hoại trong trường hợp tệ nhất giống như Bill Paxton. Do đó cách tốt nhất chúng ta phải làm là bảo vệ mình trước sự tấn công của bệnh tim mạch, bảo vệ sức khỏe của mình. Lựa chọn chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ hợp lý, không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, không ăn đồ ngọt, hạn chế muối. Đồng thời có các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, thường xuyên như đi bộ, khí công, yoga…

Tân Hạ tổng hợp

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version