Đại Kỷ Nguyên

Mùa hè ăn đậu tốt hơn ăn thịt, tạm biệt bệnh tim mạch và thêm nhiều lợi ích khác

Mùa hè nóng bức, ăn cá ăn thịt không bằng ăn đậu. Lý do là vì đa số thực phẩm họ đậu vốn có tác dụng kiện tỳ lợi thấp, còn giàu vitamin nhóm B và khoáng chất, rất hiệu quả để bổ sung chất dinh dưỡng bị thất thoát qua đường mồ hôi.

Các loại đậu khác nhau có hiệu quả dưỡng sinh khác nhau, ví dụ, ăn đậu đỏ tiêu thũng, ăn đậu tương non bổ tâm, ăn đậu nành giảm mỡ, mùa hè ăn nhiều loại đậu, vô cùng tốt cho cơ thể!

1. Đậu tương non: Bổ tâm hạ áp

Đậu tương non chứa nhiều chất dinh dưỡng đạm thực vật, kali, magie, vitamin nhóm B và xơ thực phẩm… đồng thời còn chứa thành phần bảo vệ sức khỏe như saponin, axit phytic, oligosaccharides… rất tốt cho tuần hoàn tim não và kiểm soát huyết áp.

2. Đậu đỏ: Kiện tỳ tiêu thũng(phù thũng)

Đậu đỏ tính bình, có thể thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ ích vị, lợi niệu tiêu thũng. Đến mùa hè nóng bức, cơ thể rất dễ xuất hiện thủy thũng, uống một bát nước đậu đỏ thì có thể có tác dụng hoãn giải thủy thũng.

3. Đậu xanh: Thanh nhiệt giải độc

Đậu xanh có thể thanh nhiệt ích khí, giải độc lợi thủy, mùa hè có thể ăn nhiều hơn một chút.

Từ góc độ Trung y mà giảng, đậu xanh tính mát vị ngọt, vốn có tác dụng nhuận hầu chỉ khát, thanh nhiệt ích khí, giải độc lợi thủy… Ngày hè oi bức, hơi nóng quấn người, uống một bát nước đậu xanh, lập tức tỉnh táo con người. Ngoài ra, đậu xanh còn có thể thanh nhiệt của trường vị.

4. Đậu đen: Bổ thận kháng lão hóa

Đậu đen đi vào thận, bổ thận (Ảnh minh họa: Internet)

Trung y cho rằng, sắc đen vào thận, do đó hay ăn đậu đen tốt cho tạng thận. Ngoài ra, trong vỏ đậu đen giàu anthocyanin, có thể thanh trừ gốc tự do trong cơ thể, chống lão hóa. Ngoài ra, anthocyanin còn có tác dụng bổ mắt.

5. Đậu nành: Giảm mỡ chống ung thư

Thường xuyên ăn đậu nành có thể giúp giảm thấp tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.

Protein và sterol trong đậu nành, đều có thể cải thiện mỡ máu và cholesterol, từ đó giảm thấp nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong đậu nành còn chứa lượng lớn phytoestrogen, có thể giảm thấp tỷ lệ ung thư có liên quan đến hooc-môn ở nữ giới. Nếu bạn có được loại đậu bình thường, không phải sản phẩm biến đổi gen (GMO) là tốt nhất.

6. Đậu trạch (đỗ leo): Giảm béo và tăng cường trao đổi chất

Đậu tây dinh dưỡng phong phú, protein, canxi, sắt, vitamin nhóm B hàm lượng đều rất cao. Đáng để chú ý là, chất saponin trong đậu tây có thể thúc đẩy trao đổi chất béo, trong đó còn chứa thành phần có thể ngăn chặn hấp thụ đường, là một trong những thực phẩm giảm béo lý tưởng.

7. Đậu ngũ sắc (cháo ngũ bảo): tư dưỡng ngũ tạng

Đậu đỏ: (đỏ nhập tâm) thanh tâm dưỡng thần, kiện tỳ ích thận, đồng thời chứa xơ thực phẩm, có thể thông tiện, nhuận tràng, giảm huyết áp.

Đậu xanh: (xanh nhập can) thanh nhiệt giải độc khư hỏa, giảm cholesterol.

Đậu nành: (vàng nhập tỳ) giàu saponin có thể kích thích tiêu hóa, kiện tỳ vị, ăn lâu dài có thể làm chậm lão hóa.

Đậu trắng: (trắng nhập phế) có nhiều loại globulin, có thể tăng cao khả năng miễn dịch, phòng chống các bệnh về đường hô hấp.

Đậu đen: (đen nhập thận) chứa các chất chống oxy hóa isoflavones, anthocyanins, thúc đẩy tạng thận bài xuất độc tố, an thần minh mục (sáng mắt).

Theo secretchina

Liên Hoa

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version