Đại Kỷ Nguyên

Môi chuyển màu thâm đen: Cảnh giác với 4 loại bệnh nguy hiểm

Nếu phát hiện nét thâm đen đã chiếm chỗ của màu môi hồng tự nhiên, bạn tuyệt đối không nên tìm cách ngụy trang với các loại son, mà hãy nhanh chóng kiểm tra lại sức khỏe. Có thể nhiều bệnh tật đang rình sẵn ở ngõ chờ tấn công cơ thể rồi đấy.

Các bác sỹ cho rằng đôi môi phản ánh trực tiếp tình trạng sinh lý của cơ thể.

1. Hệ tiêu hóa gặp nạn

Ảnh: medimetry.com

Khi rối loạn chức năng tiêu hóa, hoặc táo bón, tiêu chảy kéo dài, sẽ làm môi thâm đen. Nguyên nhân làm hệ thống tiêu hóa trục trặc có nhiều, chẳng hạn như thói quen ăn uống không tốt hoặc thói quen sống có vấn đề… gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

2. Tuần hoàn máu trắc trở

Tuần hoàn máu hoặc máu lưu thông không tốt sẽ làm môi thâm đen, vì thế nếu môi chuyển màu thâm đen cũng nên xem xét vấn đề lưu thông máu.

Nghiên cứu phát hiện, tuần hoàn máu không tốt thường sẽ gây bệnh tim mạch, mạch máu não, phổ biến nhất là bệnh tim mạch, thiếu máu, trường hợp xấu nhất thậm chí có thể gây ra đột quỵ, vì vậy nếu môi chuyển thâm đen cũng nên đi kiểm tra sức khỏe tim mạch.

3. Chức năng thận có vấn đề

Ảnh: nhathuoc.com

Chắc nhiều người cũng biết khi thận chúng ta có vấn đề về chức năng thì cũng thường khiến môi đổi màu thâm đen. Chẳng hạn như những triệu chứng thận hư, viêm thận, nhiễm độc niệu là những bệnh thận phổ biến, nghiên cứu lâm sàng phát hiện một số bệnh nhân này có môi chuyển màu thâm đen.

Vì vậy nếu môi chuyển sậm màu, ngoài việc kiểm tra sức khỏe các khía cạnh trên, cũng cần chú ý kiểm tra sức khỏe của thận.

4. Bệnh viêm gan B

Bệnh nhân viêm gan B cũng thường xuất hiện môi thâm đen, còn môi thâm đen là một trong những triệu chứng cho thấy tình hình bệnh gan B xấu đi, khi chức năng gan bị hư hỏng nghiêm trọng sẽ khiến sắc tố đen của cơ thể tăng lên, làm môi thâm đen. Do đó, bệnh nhân viêm gan loại B nên định kỳ kiểm tra chức năng gan, nếu gan suy giảm chức năng nên sớm điều trị.

5. Môi nhiễm độc chì

Ảnh: darklipstips.com

Nếu bạn dùng son và phát hiện môi bị xỉn màu xuống cấp, rất có thể đôi môi đã nhiễm độc chì từ các loại son.

Hãy kiểm tra lại thông tin về loại son mình đang dùng, và tốt nhất là dùng các loại son không chứa chì. Đồng thời kết hợp dùng một số biện pháp giải độc với thực phẩm.

Khi bắt đầu gặp vấn đề môi thâm, bạn hãy lưu ý một số biện pháp để tình trạng không nặng thêm:

1. Nếu môi xuất hiện màu xanh đen vì máu lưu thông kém, nên ăn thực phẩm đa dạng, không quá kén chọn, đặc biệt là ăn nhiều trái cây và rau, thực phẩm giàu đạm để nâng mức năng lượng của cơ thể lên.

2. Mỗi ngày 30 phút chạy bộ sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố, tăng cường chuyển hóa và thay đổi màu môi của bạn. Nếu bạn đang hút thuốc, tốt nhất là giảm và tiến tới bỏ thuốc.

3. Mỗi ngày uống 1 – 2 muỗng giấm, sau một khoảng thời gian có thể làm cho đôi môi màu xanh đen của bạn thay đổi màu.

4. Môi chuyển thâm đen do thiếu vitamin C thì hãy ăn rau và trái cây giàu vitamin C, như rau bina, cà chua, trái kiwi.

5. Nếu môi thâm đen do vấn đề về tim, có thể bắt đầu từ chế độ ăn uống, ăn một số loại hạt giàu axit amin và các axit béo không bão hòa như hạnh nhân, đậu phộng… có lợi cho tim, làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Cũng có thể ăn nhiều khoai tây, loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin C, natri, kali, sắt, trong đó hàm lượng kali dồi dào nhất, mỗi 100 gram có 502mg kali, nằm trong số ít loại rau giàu kali nhất. Người bệnh tim thường đi kèm tình trạng kali thấp. Ăn khoai tây vừa bổ sung kali, cũng bổ sung đường, protein và khoáng chất, vitamin.

6. Môi thâm đen do thiếu máu gây ra thì ưu tiên bổ máu, ăn nhiều hơn thực phẩm giàu chất sắt, thực phẩm giàu vitamin, thực phẩm có hàm lượng calo cao và giàu protein, chẳng hạn như táo chín, đậu đỏ, đậu phộng.

Minh Thành

Exit mobile version