Đại Kỷ Nguyên

Mì tôm: Món ăn tiện lợi nhưng gây hại nhiều cho sức khỏe

Trong cuộc sống bận rộn, thì mì tôm được nhiều người dùng thường xuyên cho bữa sáng, có đôi khi là bữa chính bởi nó rất tiện lợi nhưng tiềm ẩn trong đó là các bệnh tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ, loãng xương và ung thư dạ dày…

Chứa nhiều thành phần hóa học

Mì ăn liền chứa nhiều propylene glycol, phụ gia chống oxy hóa, siro ngô và dầu… Các chuyên gia nói rằng, lượng đường trong siro ngô, chất béo bão hòa trong dầu… có thể gây buồn nôn, đau đầu, đỏ bừng, đổ mồ hôi và nhịp tim tăng. Ngoài ra, chất phụ gia chống oxy hóa là một chất bảo quản có thể gây buồn nôn, mê sảng và ù tai…

Chứa quá nhiều natri

FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) khuyến cáo, mỗi người tiêu thụ không quá 2.3g Na mỗi ngày. Thế nhưng, trong mỗi gói mì ăn liền có hơn một nửa số muối đó. Do vậy, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều mì tôm, cơ thể sẽ có nguy cơ đối mặt với bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ, loãng xương và ung thư dạ dày…

Chất oxy hóa có trong mì tôm ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa. (Ảnh: )

Những tác hại từ việc ăn mì

Gây béo phì

Theo thói quen, nhiều người thường chế biến món mì theo sở thích, những thực phẩm ăn theo sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Những biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…

Gia tăng quá trình lão hóa

Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ oxy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống oxy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.

Gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa

Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Nếu bạn ăn mì ăn liền thường xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày… Đặc biệt, những đứa trẻ thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng biếng ăn.

Hội chứng chuyển hóa

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn mì tôm hai lần hoặc nhiều hơn mỗi tuần có nhiều khả năng bị hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa là một tập hợp các điều kiện bất thường sức khỏe bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, mỡ bụng dư thừa và mức độ cholesterol bất thường. Nguyên nhân được cho là trong mì có một hóa chất là bisphenol.

Ăn mì ăn liền thường xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày. (Ảnh: )

Gây bệnh tiểu đường, tim mạch

Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

Hại thận, gây sỏi thận

Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.

Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.

Gây ung thư

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… Ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.

Lưu ý khi ăn mì

Chi Mai

Exit mobile version