Đại Kỷ Nguyên

Kỳ y dị thảo: Lấy đinh sắt nuốt nhầm ra khỏi bụng nhờ món cháo đặc biệt

Y học cổ đại chứa rất nhiều điều bí ẩn khiến các nhà nghiên cứu phải lắc đầu kinh ngạc. Ở đây là bài thuốc đặc biệt đã giúp cháu của vị tướng quốc thoát hiểm khỏi chiếc đinh sắt đã nuối trôi vào bụng.

Lúc Tướng quốc Thái Cát Sơn phụng mệnh hoàng đế nhà Thanh đi khảo đính “Tứ Khố toàn thư” (bộ bách khoa lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc xưa), cháu trai ông ta đã nuốt lầm một cây đinh sắt. Các thầy thuốc dùng Phác tiêu và một số loại thuốc để làm đứa trẻ đi ngoài ra cây đinh, nhưng cây đinh lại không ra, đứa trẻ chỉ còn cách nằm chờ chết.

Vừa hay lúc đó tướng quốc đang hiệu chỉnh đến “Tô Thẩm lương phương”, thấy có phương thuốc nói về việc chữa nuốt nhầm các đồ bằng sắt:

“Cạo lấy lớp ngoài của cục ‘than đá mới’* rồi nghiền thành các mảnh vụn nhỏ, hòa với 3 bát cháo loãng cho bệnh nhân uống, vật bằng sắt tự nhiên sẽ xuống.”

Ảnh minh hoạ

Ông liền làm thử theo phương thuốc này, quả nhiên vụn than đã bọc lấy đinh sắt mà kéo ra ngoài. Vậy mới biết ngoài các sách y chính ra thì các sách tạp y khác cũng có chỗ dùng; cái gọi là “Tô Thẩm”, chính là Tô Đông Pha (nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống) và Thẩm Quát (nhà khoa học nổi tiếng cuối thời Bắc Tống), người Tống đã thu thập luận thuật của họ mà biên soạn thành sách này.

Nguồn: Tân ngữ triều Khang Hy

Ghi chú: *Dịch giả nghĩ là đá nam châm (TỪ THẠCH), nhưng cũng có thể phương thuốc này là vụn than có hoạt tính hấp phụ quyện với bột cháo làm cây đinh dễ ra, ở trên dịch nguyên bản là than đá mới.

Theo ĐKN tiếng Trung
Hùng Hoàng

Exit mobile version