Nấm Vân Chi được sử dụng ngày càng nhiều nhờ tác dụng phòng chống ung thư và kiềm chế sự phát triển virus HIV do có thể làm tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
Tác dụng chống lại virus HIV
Nghiên cứu thực hiện bởi Munroe và cộng sự cho thấy số lượng các tế bào tiêu diệt tự nhiên (Natural killer cell – chuyên tiêu diệt nhiều loại tế bào lạ) trong cơ thể các bệnh nhân suy giảm miễn dịch đã tăng 35% khi họ được điều trị bằng polysaccharid chiết từ nấm Vân Chi.
Các chất chiết xuất từ nấm Vân Chi còn được chứng minh là có tác dụng chống lại sự xâm nhiễm của virus HIV type 1, ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào tế bào miễn dịch, ngăn chặn sự sinh sôi của virus.
Nghiên cứu thực hiện với các bệnh nhân trên 35 tuổi, HIV dương tính, được điều trị bổ sung bằng chế phẩm từ nấm Vân Chi cho thấy kết quả khả quan. Sau 15 ngày điều trị với hàm lượng chế phẩm sử dụng là 3g/ngày, số lượng các tế bào bạch cầu trong cơ thể các bệnh nhân đều tăng lên khoảng 27% so với các trường hợp không được điều trị, và con số này giảm xuống còn 14,1 % nếu lượng chế phẩm sử dụng cho điều trị được giảm đi một nửa. Sau 45 ngày điều trị kết hợp cả hai chế độ, số lượng bạch cầu trong cơ thể các bệnh nhân tăng 45,2%.
Nấm Vân Chi đã được dùng để điều trị ung thư từ xa xưa
Nhờ khả năng chống lại tác động gây hại của các tác nhân oxy hoá tự do, kiềm chế tác hại và kìm hãm sự phát triển các khối u, đồng thời cũng giúp tăng cường chức năng của gan, tăng cảm giác ngon miệng, điều hoà hệ thần kinh và làm giảm đau các vết thương, nấm Vân Chi là một dược liệu quý của Trung y.
Chiết xuất từ nấm này đã được sử dụng để điều trị ung thư giai đoạn 2 và 3 ở Trung Quốc từ lâu. Polysaccharid trong nấm có tác dụng kéo dài thêm thời gian sống ít nhất là 5 năm cho các bệnh nhân ung thư thực quản. Ngoài ra còn giúp cải thiện sức khỏe, giảm đau và tăng cường khả năng miễn dịch ở 70 – 97 % các bệnh nhân ung thư dạ dày, thực quản, ung thư phổi, ung thư buồng trứng và cổ tử cung. Nhiều báo cáo cũng cho thấy hiệu quả tác động trên tế bào ung thư biểu mô (carcinoma), các sarcoma và các tế bào ung thư máu, ung thư vú.
Các polysaccharid của nấm Vân Chi có độ bền cao với nhiệt độ và ánh sáng, tồn tại lâu trong cơ thể, chưa được phát hiện thấy tác dụng phụ, cả đối với phụ nữ mang thai, vì vậy rất thích hợp cho nhiều liệu pháp điều trị.
Cách dùng nấm:
- Sắc nước uống: lấy một lượng khoảng 5 – 7 gram (khoảng 3-4 lát) sắc với 2 lít nước, đun sôi, tiếp tục để lửa nhỏ khoảng 15-30 phút, có thể nấu 2-3 lần để chiết xuất hết thành phần dược tính của nấm.
- Dùng như trà: cho 3-5 gram nấm cho vào 1lít nước đun sôi, hãm khoảng 15-30 phút. Uống hết nước có thể châm nước mới.
- Nấu thành món ăn, bài thuốc: nấm nấu canh với thịt hoặc để chưng, hầm thành một món súp độc đáo có vị đắng, bồi bổ cơ thể cho những người vừa ốm dậy, phụ nữ cho con bú cần lại sữa và người già yếu.
- Nghiền thành bột: Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì bột này không tan trong nước, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học.
Lưu ý:
Nấm Vân Chi được dùng tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu thải độc cho cơ thể.
Nấm có vị đắng nên khi đun có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.
Khi sử dụng sẽ có triệu chứng đi tiểu nhiều lần.
Vitamin C cũng được khuyên nên dùng chung với nấm Vân Chi vì nó giúp cơ thể hấp thu mạnh hơn những dược chất hảo hạng có trong nấm. Các nghiên cứu cho thấy sinh tố C biến polysaccarides phức tạp thành những thành phần nhỏ hơn, làm cho cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
Tân Hạ tổng hợp
Xem thêm:
- Lương y 40 năm rong ruổi chữa bệnh cho người nghèo: Hành nghề không phải để làm giàu
- Sự huyền bí của Trung y: chữa âm để trị dương
- Tiết lộ của thầy thuốc Trung Y: Tại sao đã thử hết các phương pháp dưỡng sinh mà đều không được như mong muốn?
- Hoa hậu Thế giới Canada: Tôi không thua cuộc, chính Đảng Cộng sản Trung Quốc tự bôi nhọ hình ảnh của mình
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.