Đại Kỷ Nguyên

Không chỉ kích thích ngon miệng, ớt xanh còn là vị thuốc trường thọ của người Ấn Độ

Ớt xanh rất giàu vitamin A, C, K và E, cung cấp các khoáng chất thiết yếu như kali, magie, đồng và sắt. Bởi vậy, loại trái cây gia vị này luôn xuất hiện trong bữa cơm của người dân Ấn Độ trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Nếu có cơ hội đến Ấn Độ hoặc từng được thưởng thức ẩm thực của đất nước này, bạn sẽ nhận thấy ớt xanh là gia vị không thể thiếu trong hầu hết các món ăn. Không chỉ có tác dụng giúp món ăn thêm hấp dẫn, ớt xanh thực sự tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta ăn ớt quá nhiều, đặc biệt những người ăn cay kém để tránh nguy cơ viêm loét dạ dày. Khi gặp tình huống bị cay xé lưỡi, uống 1 cốc sữa được xem là cách tốt nhất.

1. Ăn ớt tốt cho hệ tiêu hóa

Vị cay của ớt giúp tiết ra nhiều nước bọt hơn khi ăn, điều này rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

2. Giúp đào thải độc tố

Thải độc tố (Ảnh minh hoạ)

Ăn ớt xanh giúp ngăn ngừa táo bón, kích thích nhu động đường ruột, đồng nghĩa với việc tăng cường thúc đẩy độc tố ra khỏi cơ thể.

3. Gia vị cay giúp cải thiện tâm trạng

Không chỉ riêng Ấn Độ, nhiều vùng miền và quốc gia khác cũng ưa chuộng thói quen ăn ớt

Không chỉ kích thích vị giác, ớt chứa capsaicin, 1 chất giúp giải phóng endorphin có tác dụng cải thiện tâm trạng tốt hơn. Đây là 1 trong những lý do rất nhiều người yêu thích việc ăn ớt dù phải nhắm mắt suýt xoa.

4. Tăng cường chức năng hệ miễn dịch

Không chỉ các loại trái cây có múi như cam, quýt… ớt cũng rất giàu vitamin C, đặc biệt tốt cho hệ miễn dịch.

5. Bảo vệ thị lực

Cũng như các thực phẩm sẫm màu (rau bina, khoai lang, rau muống…) hoặc có màu đỏ khác (như gấc, cà rốt, cà chua…) ớt là loại thực phẩm chứa có chứa nhiều vitamin A , vitamin B6, beta-carotene, lycopene  – những loại vitamin và dưỡng chất tốt cho mắt.

6. Giúp xương chắc khỏe

Ít ai biết đến tác dụng hỗ trợ quá trình sản xuất tế bào máu, sửa chữa mô sụn và giúp xương chắc khỏe mà ớt xanh mang lại.

7. Nhiều lợi ích khác

Cây ớt ngũ sắc (Ảnh: cayvahoa.net)

Ngoài ra, ớt xanh còn có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa nhiễm trùng (chống nhiễm khuẩn) và làm giảm lượng cholesterol xấu.

Không chỉ vậy, lá cây ớt cũng có nhiều tác dụng như hạ sốt, chống mụn nhọt, chữa tiểu đường, phòng chống bệnh tim mạch… và ớt cũng được trồng làm cây cảnh.

8. Sữa giúp trị cay nhanh nhất

Sữa giúp chống cay do ăn ớt (Ảnh minh hoạ)

Bạn không phải là dân ăn cay, chỉ cần cắn một miếng ớt là thấm ngay nỗi cay mà ông bà ta thường nói là “cay xé lưỡi”, má hây đỏ, mồ hôi tươm trên trán. Tuy rằng trải nghiệm này sẽ qua nhanh, các nhà nghiên cứu tại Viện Ớt của Đại học bang New Mexico đã phát hiện một cách trị cay nhanh. Đó là sữa.

Nhóm nghiên cứu phát hiện một protein trong sữa thay thế vị cay của ớt, giúp cho lưỡi êm lại ngay.

“Capsaicin là hợp chất trong ớt gây cay,” Paul Bosland, giáo sư Đại học bang New Mexico kiêm viện trưởng Viện Ớt, cho biết. “Trong sữa có một protein thay thế capsaicin dính ở các thụ thể của lưỡi”.

Sữa và các sản phẩm từ sữa như kem chua và kem lạnh không chỉ là những chất trị ớt cay thần sầu, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy các loại thức ăn chứa nhiều bột đường (carbohydrate) cũng có thể trị cay.

“Carbohydrate cũng có thể thay thế capsaicin trong ớt dính trên các thụ thể, chỉ là không hiệu quả bằng sữa”, Bosland nói.

Carbohydrate là những thứ như bánh mì, cơm hoặc đường. Đường tốt hơn hai thứ kia vì cơm , bánh mì cần phải qua tiêu hoá để tạo ra carbohydrate. Nếu nhai cơm kỹ bạn sẽ thấy có vị ngọt vì nước bọt cũng có chứa men amylase phân huỷ tinh bột.

Hầu hết những người ăn ớt bị cay thường tìm một ly nước hoặc một thứ thức uống có cồn, nhưng nó chỉ rửa chất capsaicin trong miệng, tác dụng không đáng kể.

Hoàng Kỳ tổng hợp

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version