Các nghiên cứu cho thấy, trong lá đu đủ có men papain, chất carotenoid và isothyocyanotes có khả năng kích thích sản xuất cytokin Th1 có thể ức chế tế bào ung thư rất mạnh mẽ. Điều này phần nào lý giải công dụng tuyệt vời của lá đu đủ đối với bệnh nhân ung thư mà GS Hiền đã quan sát thấy.
Vào năm 2014, Giaos sư Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Chủ nhiệm Khoa Da Liễu, Bệnh viện TƯ Quân đội 108 đã từng gửi lá thư tới tòa soạn báo Khoa học & Đời sống công bố hướng dẫn 250 người chữa ung thư bằng lá đu đủ. Kết quả đá giúp nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoặc đỡ, kéo dài sự sống tốt.
Nhưng bằng sự thận trọng của một người từng làm trong lĩnh vực y khoa, ông vẫn mong muốn các bộ ngành liên quan nghiên cứu thêm bài thuốc dân gian này.
Khi đó dù đã 93 tuổi nhưng trên bàn làm việc của GS Nguyễn Xuân Hiền trong căn nhà Khu tập thể Dệt Kim Hà Nội vẫn bề bộn sách vở. Ông không chỉ viết các chuyên đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực của mình mà đi sâu nghiên cứu về lá đu đủ trị ung thư. Ông tâm sự, từ khi nghỉ hưu ông sưu tầm nghiên cứu và hướng dẫn miễn phí cho các bệnh nhân ung thư có nhu cầu về bài thuốc này để giúp đỡ.
Nhiều người thoát ung thư nhờ lá đu đủ
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2005, khi ông được tin bà Lê Thị Đặng ở TPHCM đã dùng nước sắc lá đu đủ điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi đã di căn chọc thủng một bên má. Sau vài tháng chỉ uống nước lá đu đủ đã khỏi bệnh và sống thêm được 9 năm rồi chết vì tuổi già (87 tuổi).
Bài thuốc này lại bắt nguồn từ ông Stan Sheldon (người Úc). Năm 1962, ông Stan Sheldon bị ung thư 2 lá phổi sắp chết, may có người thổ dân mách cho uống nước sắc lá đu đủ, sau vài tháng đã khỏi, 10 năm sau không tái phát, 16 bệnh nhân ung thư khác được mách uống nước sắc lá đu đủ cũng đã khỏi.
Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, khi nhận được bài thuốc, ông cũng áp dụng cho người nhà bị bệnh nhưng do bệnh đã di căn lại không áp dụng triệt để nên không chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo dõi các bệnh nhân khác.
Kết quả trong 2 năm (2005 – 2007), hướng dẫn cho 15 bệnh nhân cho thấy: 4 trường hợp (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được trên 5 – 6 tháng thì sức khoẻ ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ ho, đỡ đau; 3 trường hợp bị u phổi khác uống được hơn 2 – 3 tháng thì u nhỏ đi, sức khoẻ tốt hơn; 1 trường hợp bị u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều; 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan) chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó chuyển thuốc Đông y khác; 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển.
Từ đó trở đi, ông tiếp tục nghiên cứu và hướng dẫn cho hơn 1000 người khác sử dụng bài thuốc lá đu đủ, rất nhiều người đã khỏi bệnh nhưng GS Hiền không có đủ thời gian và sức lực để tổng hợp các số liệu.
Lá đu đủ cũng được nghiên cứu dùng chữa ung thư trên thế giới
Khi được hỏi về tính xác thực của các kết quả ghi nhận những bệnh nhân uống lá đu đủ khỏi bệnh, GS Nguyễn Xuân Hiền cho biết, ông đã nghỉ hưu nên không đủ điều kiện nghiên cứu, chứng minh trên lâm sàng.
Ông chỉ là người truyền bá bài thuốc để giúp những người bị bệnh “tứ chứng nan y” vượt qua được bệnh tật. Các bệnh nhân khỏi bệnh là do họ gọi điện báo cho ông chứ ông cũng không thăm khám hay có các kết quả xét nghiệm từ Tây y.
Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, qua theo dõi nghiên cứu ông thấy, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và ghi nhận lá đu đủ có thể chữa được ung thư.
Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang giáo sư Đại học Florida Mỹ đã công bố trên tạp chí dược học cho thấy, chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên Th1-type cytokines.
Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể, có thể ức chế tế bào ung thư mạnh gấp triệu lần các thuốc chống ung thư Tây y; điều này mở ra những phương cách điều trị bệnh ung thư qua hệ thống miễn dịch.
Nghiên cứu đã dùng nước chiết lá đu đủ ở 4 độ mạnh khác nhau cho 10 mẫu ung thư khác nhau và đo hiệu quả sau 24 tiếng. Kết quả cho thấy, lá đu đủ đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cả 10 mẫu thử ấy.
Đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, do đó, tránh được các tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị hiện nay.
Tâm nguyện kéo dài sự sống của người thầy thuốc già
Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, trước đây có nhiều người phản đối lá đu đủ chữa bệnh và cho rằng đó là một loại cây khác. Nhưng nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang là cây Carica papaya. Đây là tên khoa học của cây đu đủ. Người Mỹ gọi đu đủ là papaya, người Úc và New Zealand gọi là pawpaw.
Không nên lẫn lộn “paw paw đu đủ” và “paw paw Bắc Mỹ”. Cây pawpaw Bắc Mỹ thân mộc, có tên khoa học là Asimina tribola và cũng được làm dùng thuốc trị ung thư hiện có bán trên trị trường. Còn đu đủ là cây thân thảo.
GS Nguyễn Xuân Hiền nhấn mạnh, nhiều người, đặc biệt với những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy xạ, truyền hóa chất chống ung thư thì kết quả tốt và nhanh hơn.
GS Nguyễn Xuân Hiền đã từng tâm sự: “Hiện tại, tôi đã già yếu lại bệnh tật, không biết có thể sống được bao lâu nữa. Vì vậy, mong muốn cuối cùng của tôi là được Bộ Y tế, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện K… và cơ quan chuyên môn có thể về khảo sát để tôi chuyển lại toàn bộ tư liệu và những gì nghiên cứu được về lá đủ đủ trong việc hỗ trợ điều trị ung thư, qua đó giúp nhiều người có cơ hội chữa trị, kéo dài thời gian sống”.
Ông Nguyễn Xuân Hiền cho biết, từ lâu ông đã gửi đơn đến các cơ quan này, thậm chí đề nghị hướng nghiên cứu điều trị Tây y 100 người và 100 người sử dụng lá đu đủ đối chứng nhưng không được phản hồi.
Xem video để cảm nhận bài viết:
Theo Khoa học & Đời sống
Cao Sơn – Hoàng Kỳ