Đại Kỷ Nguyên

Giao mùa, nhiều trẻ nhập viện trị bệnh đường hô hấp. Phòng ngừa tại nhà thế nào cho hiệu quả?

Thống kê từ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), từ tháng 8 đến nay có gần 10.000 lượt trẻ đến khám ngoại trú do mắc các bệnh đường hô hấp và 4.514 trẻ phải nhập viện điều trị. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại nhiều bệnh viện khác tại Hà Nội. Đa số trẻ phải nhập viện là do mắc các bệnh như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi…

Phòng cấp cứu của khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. HCM những ngày đầu tháng 9 liên tục quá tải vì số bệnh nhi bị viêm phổi phải thở máy không ngừng gia tăng.

Theo BS Nguyễn Hoàng Phong, trưởng Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, dù phòng cấp cứu của khoa chỉ có 20 giường bệnh nhưng có những ngày có đến 30 trẻ phải cấp cứu, thở máy. Đặc biệt, số trẻ phải thở máy đa phần là bệnh nhi dưới 12 tháng tuổi.

Lý giải về điều này, BS Nguyễn Hoàng Phong cho rằng, trẻ dưới 12 tháng tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém hơn, do đó khi trẻ dễ sinh ra đờm nhớt và diễn tiến khó thở, suy hô hấp cũng đến nhanh hơn.

Hiện tại, khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 có 300 trẻ điều trị các bệnh hô hấp, trong đó có khoảng 30% là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Thống kê từ Bệnh viện Nhi đồng 2, từ tháng 8 đến nay có gần 10.000 lượt trẻ đến khám ngoại trú do mắc các bệnh đường hô hấp và 4.514 trẻ phải nhập viện điều trị. Đa số trẻ phải nhập viện là do mắc các bệnh như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi.

Theo BS Nguyễn Hoàng Phong, thời tiết chuyển mùa là thời điểm các loại vi khuẩn, vi rút phát triển, độc lực cao nên dẫn đến tình trạng nhiều trẻ mắc các bệnh  liên quan đến hô hấp. Hàng năm, từ tháng 7 đến tháng 10, số trẻ nhập viện do các bệnh hô hấp thường gia tăng.

BS Nguyễn Hoàng Phong khuyến cáo, các bệnh hô hấp do vi rút gây nên, lây lan nhanh chóng qua đường không khí. Thời tiết chuyển mùa là thời điểm trẻ nhỏ dễ  bị mắc bệnh, nhất là đối với trẻ có sức đề kháng yếu. Do đó, phụ huynh cần có các biện pháp phòng tránh cho trẻ như giữ ấm cơ thể trẻ vào ban đêm, cho trẻ uống nước ấm, vệ sinh mũi, họng cho trẻ thường xuyên.

“Trẻ mắc bệnh hô hấp dễ diễn tiến nhanh thành viêm phổi và có thể có biến chứng như tràn dịch màng phổi, áp xe phổi…khiến trẻ bị suy hô hấp, khó thở, nhiễm khuẩn toàn thân… rất nguy hiểm”, BS Nguyễn Hoàng Phong cảnh báo.

Phòng và điều trị bệnh viêm phế quản

Nguyên liệu

Chế biến

Rửa sạch lá trầu không rồi để cho ráo nước. Thái nhỏ, giã nhuyễn lá trầu không. Cho nước sôi ngập lá trầu không, ngâm khoảng 20 phút. Gạn lấy nước lá trầu không; cho vào 3-4 thìa con mật ong rồi trộn đều lên.

Cách dùng

Theo Đông y

Trầu có vị cay nồng, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn trướng khí. Lá trầu dùng tốt trong các trường hợp viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương, chữa các bệnh viêm loét ngoài da, nước ăn chân tay… đặc biệt dùng tốt trong việc điều trị các bệnh phụ nữ mang lại hiệu quả cao.

Mật ong có vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, phế, đại trường. Mật ong có tác dụng: bổ dưỡng tỳ vị, giúp tăng khẩu vị, sinh lực, dương huyết, chỉ khát; nhuận phế, trị các chứng ho mạn tính, ho ra máu. Làm trơn đường ruột, giúp nhuận trường. Thanh nhiệt độc, giải độc. Mật ong được dùng để giải độc trong trường ngộ độc Phụ tử, Xuyên ô.

Lưu ý:

Bài thuốc này có thể dùng cho bé nhỏ dưới 12 tháng, nhưng thay bằng đường phèn, vì mật ong chỉ dùng cho bé từ 1 tuổi trở lên.

Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh nhất là khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh, thường xuyên giữ ấm trẻ đặc biệt là vùng cổ họng và ngực, có thể quàng thêm khăn cho trẻ kể cả vào mùa hè.

Lương y Cao Sơn

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version