Đại Kỷ Nguyên

Đông y: Sinh thường tốt hơn sinh mổ

Về tranh luận sinh thường hay sinh mổ tốt, mỗi người mẹ đều có ý kiến ​​riêng của mình và ngay cả các bác sĩ sản khoa cũng hầu như không có ý kiến thống nhất.

Bởi vì điều kiện, tình trạng cơ thể của mỗi người mẹ là khác nhau, một số thai nhi quá lớn, hơn 4kg hoặc sinh đa thai cơ thể có thể sẽ không sinh thường, chỉ có thể lựa chọn mổ lấy thai.

Nhiều người đặt câu hỏi, thời xưa chưa có sinh mổ thì những đứa trẻ nặng ký được sinh ra như thế nào? Câu trả lời là sinh mổ ở Trung Quốc đã xuất hiện được 3.000 năm rồi.

Trong Sử ký Tề Thế Gia của nhà sử học trứ danh Tư Mã Thiên có một đoạn ghi chép rằng: “Lục Chung sinh 6 người con, mở bụng mà sinh vậy”. Ý nghĩa là Lục Chung có 6 người con, đều là sinh ra bằng cách mổ.

Đoạn ghi chép này đã đảo ngược quan niệm rằng mổ lấy thai là ‘công nghệ nhập khẩu’ từ phương Tây. Sinh mổ của nước ngoài đúng là có ảnh hưởng đến y học cận đại. Nhưng về trình độ kỹ thuật y tế nội ngoại khoa cơ bản ở Trung Quốc cổ đại là có thể thực hiện được. Bởi vì, người xưa biết cách sử dụng nước nóng để khử trùng, có những loại thuốc gây mê như Ma Phí tán, và có kỹ thuật khâu vết thương, vì vậy loại phẫu thuật này xuất hiện thường xuyên trong thời chiến loạn là không có gì lạ.

Thời cổ đại đã có kỹ thuật mổ đẻ vậy tại sao công nghệ mổ lấy thai không được phổ biến rộng rãi? Nhiều bộ phim lịch sử, phim truyền hình và thậm chí trong các tiết mục ghi chép sự kiện lịch sử càng có nhiều sinh thường, thậm chí Trung y cũng chủ trương sinh thường, đối với việc sinh mổ tránh không nói tới. Có thực sự chỉ vì đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp sinh thường thông minh không? Kết luận này liệu có cơ sở khoa học không?

Ảnh: Vndoc.

1. Sinh thường mức độ nguy hiểm thấp hơn sinh mổ

Sinh thường hay còn gọi là sinh tự nhiên. Nghe tên biết rằng đứa trẻ phát triển tới một giai đoạn nhất định và tự đòi ‘chui ra’. Chúng tôi nhận thấy các vấn đề chính gặp phải trong sinh chủ yếu là nghi ngờ  vị trí ngôi thai không phù hợp hoặc cân nặng thai nhi quá cao. Nhưng trong thời cổ đại phụ nữ mang thai không có quá nhiều các loại hình lao động, chế độ dinh dưỡng tự nhiên cũng không thể tốt như thời hiện đại này. Do đó, một số nội dung của bộ phim truyền hình đã lược qua các vấn đề này. Trên thực tế, mổ lấy thai có thể nguy hiểm vì các biện pháp y tế không đầy đủ.

2. Trung y chú trọng lý luận kinh mạch

Kinh mạch, huyệt vị đây là một phát minh quan trọng để nghiên cứu các bệnh nan y trong y học cổ truyền, mổ lấy thai sẽ cắt đứt kinh mạch trên bụng của thai phụ, sau đó tiếp nối lại chúng lại thông qua việc khâu nối vết mổ nhưng sẽ không hoàn hảo như lúc đầu. Bởi vì lý luận kinh mạch đã tiêu mất hầu hết trong thời cổ đại, nên hiện nay rất khó áp dụng trong các bệnh viện ngoại trừ xoa bóp, chỉnh hình và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, việc sinh thường là phù hợp với kinh lạc học, cho dù việc sinh mổ có vi phạm các yêu cầu của kinh lạc học hay không, sinh thường vẫn có nhiều lợi thế hơn sinh mổ.

Tất nhiên, Trung y khẳng định sinh thường tốt hơn sinh mổ là có đạo lý nhất định. Nhưng bất cứ điều gì cũng không tuyệt đối. Có thể sinh thường thì không sinh mổ có lý do chủ yếu là bảo vệ sức khoẻ sản phụ và thai nhi. Nếu thai phụ không thể sinh thường thì không nhất thiết phải miễn cưỡng.

Theo baijiahao.baidu

Exit mobile version