Đại Kỷ Nguyên

Đông y dạy muốn trị bệnh trước tiên trị từ tâm, 5 phương pháp trị tâm để lành bệnh

Người xưa thường giảng bệnh tại tâm sinh, vì vậy cách trị bệnh triệt để nhất chính là trị từ tâm bệnh. Chúng ta cùng đến với 5 phương pháp trị bệnh từ trong tâm các bạn nhé.

1. Điều chỉnh sự biến hóa cảm xúc có thể chữa bệnh

Trung Y cho rằng cảm xúc biến đổi thái quá có thể gây ra bệnh tật, đồng thời cũng có thể lợi dụng lý thuyết tương tác giữa cảm xúc với cơ thể để chữa trị bệnh tật. Trung Y từ lâu đã ứng dụng cách điều trị tâm lý, gọi là “ý liệu”. Tâm lý học trị liệu đối với bệnh liên quan tới tinh thần là chắc chắn không thể thiếu, và luôn thu được hiệu quả tốt hơn là trị liệu bằng thuốc.

Như trong Đông y bảo giám nói: “Muốn điều trị bệnh, trước tiên điều trị tâm, phải trị đúng tâm bệnh, thì mới là đi đúng đường. Giúp người bệnh khử hết tư tưởng lo nghĩ, tất cả vọng niệm, tất cả bất bình, tất cả ăn năn trong lòng… Phóng thích đột ngột, thì tâm tự nhiên sẽ thanh tịnh, bệnh tật tự nhiên sẽ khỏi, có thể còn chưa uống thuốc mà bệnh tật đã chữa lành.” 

Trong Bản thảo kinh sơ nói: “Lấy lý trí điều khiển tình cảm, còn tâm bệnh vẫn phải dùng tâm dược để chữa trị“.

Trong Lý thược biền văn của Ngô Sư Cơ nói: “Cảm giác của tình dục, không có thuốc có thể chữa, bệnh của thất tình (7 loại cảm xúc của con người hỉ-nộ-ai-lạc-ái-ố-dục), phải dùng cảm xúc trị.

Trung y từ xưa đến nay chú trọng tác dụng quan trọng của nhân tố tâm lý trong việc điều trị, đồng thời sáng lập và tích lũy nhiều phương pháp khoa học về tâm lý trị liệu.

Muốn điều trị bệnh, trước tiên điều trị tâm, phải trị đúng tâm bệnh, thì mới là đi đúng đường (Ảnh: internet)

2. Cách điều trị cảm xúc tương tác với cơ thể

Tố vấn âm dương ứng tượng đại luận và Tố vấn ngũ vận hành đại luận đều chỉ ra: “giận hại gan, buồn thắng giận; vui mừng hại tâm, sợ hãi thắng vui mừng; suy nghĩ hại tụy, tức giận thắng suy nghĩ, lo nghĩ hại phổi, vui mừng thắng lo nghĩ; sợ hãi hại thận, suy nghĩ thắng nổi sợ”.

Phương pháp khắc chế cảm xúc dị thường này, là nguyên tắc chữa trị tinh thần của Trung y, cũng là tinh thần cơ bản của cảm xúc tương tác cơ thể. Chính là vận dụng có ý thức hoạt động của một loại cảm xúc khác để khống chế hoặc điều tiết căn bệnh do sự kích động nào đó gây ra, từ đó đạt được mục đích chữa lành bệnh tật.

3. Cách điều trị dịch chuyển cảm xúc

Dịch chuyển cảm xúc, mục đích là phân tán sự chú ý của bệnh nhân đối với bệnh, đem sự chú ý chuyển đến một nơi khác, hoặc là thay đổi hoàn cảnh xung quanh, né tránh sự kích động không tốt xảy ra, khiến tình cảm nào đó di chuyển lên người khác hoặc sự việc khác, hoặc là thông qua tâm sự, học cách thay đổi cảm xúc, đây gọi là dịch chuyển cảm xúc.

Trong Sổ hướng dẫn người mới mắc bệnh có ghi : “Cảm xúc u uất, do vì cố ý che đậy… vượt qua bệnh trầm cảm hoàn toàn nhờ vào bệnh nhân có thể dịch chuyển cảm xúc”. Phương pháp cụ thể áp dụng theo người theo bệnh, phân biệt thành ứng dụng các phương pháp khác nhau, các cách điều trị tâm trạng như là ca hát, thư pháp, hội họa… từ đó đạt được mục đích chữa trị.

Hướng đến cảm xúc tích cực sẽ mang lại sự cải thiện về sức khỏe (Ảnh: internet)

4. Cách điều trị thuận theo cảm xúc

Trong Tố vấn – di tinh biến khí luận có nêu: “Quan tâm bệnh nhân, thăm hỏi bệnh tình, từ đó nói ra ý thật”. Đây cũng là một trong các cách tâm lý trị liệu. Trong xã hội loài người, ăn ở đi lại… là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Khi những mong muốn không được thỏa mãn sẽ gây ra sự thay đổi về tinh thần cảm xúc, trong điều trị chỉ dựa vào thuyết phục dẫn dắt, dịch chuyển cảm xúc thì chưa chắc đạt được mục đích trị liệu, còn cần phải có được hỗ trợ từ những người xung quanh.

5. Liệu pháp dẫn dắt bằng ngôn từ

Trong Tố vấn – di tinh biến khí luận nói : “đóng cửa khép rèm, quan tâm bệnh nhân, thăm hỏi bệnh tình, từ đó nói ra ý thật, người có tinh thần vui mừng, người mất tinh thần là chết”. Điều này muốn nói, phải đóng chặt các cánh cửa lại, trước tiên phải lấy được sự tin cậy của bệnh nhân, dùng thái độ đồng cảm với bệnh nhân, hỏi thăm tường tận bệnh tình của họ, lợi dụng cách khuyên giải để dẫn dắt, làm bệnh nhân nói ra cảm xúc thật của mình, nói ra hết mọi đau khổ, cũng là một phương pháp “dẫn dắt tâm lý”, có lợi cho việc điều trị bệnh tình. Nếu như có thể điều trị được, giúp bệnh nhân có sắc mặt sáng ngời, mạch đập bình ổn, thần khí thịnh vượng, thì là tốt nhất, nếu không, sắc mặt của bệnh nhân sẽ xám xịt, mạch đập không đúng nhịp, mất hết thần khí, mất lòng tin vào việc chữa trị bệnh, thì không có hiệu quả.

Theo soundofhope
Châu Yến biên dịch

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version