Đại Kỷ Nguyên

Cứu sống bé 3 tuổi bị ngưng tim, ngưng thở do biến chứng tay chân miệng ở Đồng Nai

Bệnh nhi N.M.P (3 tuổi, Đồng Nai) nhập viện Nhi đồng Đồng Nai trong tình trạng sốt, nổi bóng nước được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, 1 ngày sau đó, bệnh nhi rơi vào trạng thái tụt huyết áp, ngưng tim, ngưng thở…

Bác sĩ Nguyễn Trọng Ngưỡng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, bé bị tay chận miệng biến chứng viêm cơ tim cấp. Các bác sĩ phải phải đặt máy thở, máy nâng huyết áp, lọc máu để cấp cứu khẩn cấp cho bệnh nhi.

Sau 24 tiếng lọc máu, bệnh nhi vẫn chưa ổn định, men tim tiếp tục tăng, huyết áp không ổn định, tim co bóp rất yếu. Các bác sĩ đã phải hội chẩn với các chuyên gia Bệnh viện Nhi đồng Tp.HCM về việc dùng máy trợ tim phổi nhân tạo (ECMO) cho bé.

Bé đang được tích cực điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: TTXVN)

Tuy nhiên, do bé còn quá nhỏ, diễn biến bệnh phức tạp nên không thể đặt ECMO được mà phải tiếp tục cho dùng thuốc vận mạch để, thở máy và lọc máu.

Bác sĩ Ngưỡng cũng cho biết thêm, nếu bé nhập viện chậm trễ nguy cơ tử vong cao. Hiện, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch, tim đập tốt, huyết áp tốt, bệnh nhi tự thở được và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do tác nhân enterovirus 71 gây ra. Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng gồm các bóng nước có kích thước 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục. Bóng nước xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau. Bóng nước còn xuất hiện trong miệng và khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng khiến trẻ đau, chảy nước miếng.

Khi nổi bóng nước, trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng, bỏ ăn. Bóng nước sẽ tự xẹp đi và tự khỏi sau 5-7 ngày. Một số trẻ có kèm nôn, tiêu chảy ngay khi nổi bóng nước hay khi bóng nước đã xẹp.

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh tay chân miệng là loại bệnh diễn biến rất nhanh, nếu không theo dõi sát sẽ nhanh chóng xảy ra biến chứng như viêm cơ tim, suy hô hấp… gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Trường hợp trẻ mắc tay chân miệng có những dấu hiệu như sốt cao liên tục, giật mình, li bì, thở nhanh, gấp… phải đưa trẻ nhập viện khẩn cấp.

Những trường hợp trẻ có thể bị biến chứng

Trẻ nào đang bị biến chứng

Trẻ đã bị biến chứng nặng

Các bé có dấu hiệu trên, phụ huynh cần cho bé nhập viện gấp và theo dõi sát.

(Tổng hợp)

Exit mobile version